Yêu cầu chất lượng đối với thuốc tiêm

Thuốc tiêm là một trong những dạng bào chế vô khuẩn có yêu cầu chất lượng rất cao. Để đảm bảo chất lượng toàn diện của một chế phẩm thuốc tiêm, ngoài việc phải kiểm soát chặt chẽ tất cả các công đoạn trong quy trình kỹ thuật sản xuất thuốc tiêm, chế phẩm thuốc tiêm còn phải đạt các yêu cầu kiểm tra chất lượng sau đây và phải duy trì được chất lượng đó cho tới khi thuốc được sử dụng.

  1. Contents

    Chỉ tiêu cảm quan

  • Không màu hoặc có màu của dược chất
  • Thuốc tiêm nhũ tương không được có biểu hiện tách lớp.
  • Thuốc tiêm là hỗn dịch có thể lắng cặn nhưng phải phân tán đồng nhất ngay khi lắc nhẹ và phải giữ được sự phân tán đồng nhất đó trong thời gian đủ để lấy được đúng liều thuốc vào bơm tiêm. Thuốc tiêm hỗn dịch chứa các tiểu phân phân tán có kích thước nhỏ hơn 15
  • Thuốc tiêm bột đóng lọ phải đạt quy định về hàm ẩm (theo tiêu chuẩn của chế phẩm). Thuốc phải nhanh chóng chuyển thành dung dịch trong suốt hay hỗn dịch đồng nhất khi cho dung môi vào lắc nhẹ.
  • Thuốc tiêm dung dịch (bao gồm cả dung dịch được pha lại từ thuốc tiêm bột vô khuẩn) phải đạt độ trong cho phép, đặc biệt đối với thuốc tiêm tĩnh mạch và thuốc tiêm truyền.

Dung dịch tiêm không trong là dung dịch có chứa các tiểu phân không tan như sợi bông, sợi celluĩose, thủy tinh, cao su, chất dẻo, bụi, hóa chất, …. lơ lửng trong dung dịch. Một dung dịch thuốc tiêm không đạt độ trong cần thiết có thể do trong quá trình sản xuất đã dùng màng lọc không đúng kích thước lỗ lọc quy định hoặc do màng lọc có khuyết tật để lọc dung dịch, hoặc có thể do bụi từ môi trường rơi vào, hoặc có thể do bao bì đựng thuốc xử lý chưa tốt hoặc có thể đã có những biến đổi vật lý hay hóa học trong dung dịch thuốc tạo ra các sản phẩm không tan, hoặc có thể do tương tác giữa thuốc với bao bì đựng thuốc.

Yêu cầu về độ trong của dung dịch thuốc tiêm ghi trong Dược điển của các nước không giống nhau. Kiểm tra độ trong của dung dịch tiêm bằng mắt có thị lực tốt cũng chỉ phát hiện được các tiểu phân có kích thước > 50pm mà không thể phát hiện được các tiểu phân có kích thước nhỏ hơn. Trong khi các vi mao mạch có đường kính khoảng 10-12 pm hay nhỏ hơn như các vi mao mạch phổi (khoảng 7pm) nên khi tiêm tĩnh mạch một dung dịch thuốc tiêm được coi là đạt độ trong khi kiểm tra bằng mắt thường vẫn có nguy cơ gây tắc các vi mao mạch.

Dược điển Việt Nam III (phụ lục 8.9, trang PL -138) có quy định về xác định giới hạn tiểu phân áp dụng đối với thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền. Yêu cầu thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền không được có vật thể phát hiện bằng mắt thường khi quan sát bằng dụng cụ soi tiểu phân. Và khi điểm số tiểu phân được giữ lại trên màng lọc sau khi lọc 25 ml dung dịch cần kiểm tra qua màng lọc có lỗ lọc 1 pm bằng kính hiển vi, không được có quá 20 tiểu phân có kích thước > 10 pm, 5 tiểu phân có kích thước > 25 pm và không được có tiểu phân có kích thước > 50 pm.

Dược điển Mỹ 26, Dược điển Anh 2003 đưa ra hai phương pháp kiểm tra độ trong của dung dịch thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền như sau:

  1. Dùng thiết bị tiểu phân tự động. Thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý khi bơm dung dịch qua bộ nhận cảm của máy với một tốc độ thích hợp, các tiểu phân có trong dung dịch sẽ ngăn cản ánh sáng mỗi khi chúng đi qua bộ nhận cảm và được máy ghi lại cả về kích thước và số lượng tiểu phân ứng với kích thước đó. Đối chiếu kết quả kiểm tra với quy định của từng Dược điển để kết luận mẫu thử đạt hay không đạt yêu cầu về độ trong.
  2. Đếm số tiểu phân được giữ lại trên màng lọc sau khi lọc một thể tích nhất định dung dịch cần kiểm tra qua màng lọc thích hợp có kích thước lỗ xốp 1 pm bằng kính hiển vi. Mọi thao tác phải được thực hiện trong môi trường không khí đã lọc qua màng lọc HEPA. Đối chiếu kết quả kiểm tra với quy định của từng Dược điển để kết luận mẫu thử đạt hay không đạt yêu cầu về độ trong.
  3. Định tính, định luợng

Định tính và định lượng hàm lượng dược chất trong chế phẩm tiến hành theo chỉ dẫn trong từng chuyên luận thuốc tiêm cụ thể.

kiểm nghiệm thuốc

  1. Thể tích hoặc khối lượng

  • Sai số thể tích (áp dụng với thuốc tiêm là dịch lỏng) -, thuốc tiêm phải được đóng với thể tích lớn hơn so với thể tích ghi trên nhãn để có thể lấy được đúng thể tích thuốc cần tiêm. Thể tích thuốc phải đạt 100 đến 115 % thể tích ghi trên nhãn thuốc đối với thuốc đóng ống dưới 5 ml và 100 đến 110% đối với thuốc tiêm đóng ống trên 5 ml. Tiến hành theo phụ lục 1.14 trong Dược điển Việt Nam III (trang PL – 16).
  • Độ đồng đều khối lượng (áp dụng với thuốc tiêm bột): phải đạt yêu cầu về thử độ đồng đều khối lượng theo quy định là ± 10 % so với khối lượng trung bình. Tiến hành theo phụ lục 8.3 trong Dược điển Việt Nam III (trang PL – 132)                                                                                                                                                                                                           Khối lượng thuốc tiêm
  1. Độ pH

Thuốc phải đạt giới hạn pH như ghi trong chuyên luận. Xác định bằng máy đo pH.

  1. Vô khuẩn

Thuốc tiêm phải vô khuẩn, nếu thuốc tiêm không vô khuẩn sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng như nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm, nhiễm khuẩn máu.v.v… thậm chí có thể gây tử vong.

Để kiểm tra độ vô khuẩn của thuốc tiêm, tiến hành nuôi cấy mẫu thuốc tiêm cần kiểm tra độ vô khuẩn trong các môi trường nuôi cấy thích hợp để xem có sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, nấm men hay không.

Có 2 phương pháp thử là phương pháp màng lọc và phương pháp cấy trực tiếp. Tiến hành theo phụ lục 10.8 trong Dược điển Việt Nam III (trang PL- 189).

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.