Những bệnh nhân bị mắc bệnh này không nên ăn quá no, mà chỉ cần ăn đủ lượng là được.
Đồ ăn thanh đạm, ít muối là yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân xơ vữa động mạch vành. Chẳng hạn, nếu ăn quá nhiều protein sẽ làm tăng nhanh quá trình trao đổi chất, tăng áp lực cho tim và dễ gây phát bệnh xơ vữa động mạch vành; nếu ăn nhiều đường thì dễ làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể, cản trở lưu thông của máu làm tăng huyết áp nguy cơ gây sức ép cho tim; nếu ăn quá nhiều chất xơ thì lại ảnh hưởng đến việc cơ thể khó hấp thụ một số loại chất khoáng và nguyên tố vi lượng.
Các nhà nghiên cứu y học đã phát hiện ra rằng: việc ăn quá no sẽ làm tăng tốc độ màu tạo áp lực lớn cho tim, gây đau tim, đồng thời còn gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ thống thần kinh và hệ bài tiết. Chẳng hạn, khi trong dạ dày có chứa quá nhiều thức ăn, để dạ dày tiêu hóa được thì máu phải cung cấp đủ đến dạ dày giúp tăng cường tiêu hóa cho nên sẽ gây thiếu máu ở các cơ quan khác. Mặt khác, sau khi ăn quá no, huyết áp có thể bị giảm rõ rệt gây thiếu máu cung cấp cho động mạch vành. Đặc biệt nguy hại nếu khi ta đã ăn no mà còn ăn thêm lượng lớn đồ ăn có nhiều mỡ, rất dễ gây đau tim hoặc hoại tử cơ tim. Hơn nữa, khi ăn uống quá no đại não sẽ ở trạng thái hưng phấn, lượng oxy tiêu hóa ở cơ tim cũng tăng lên, không tốt cho sức khỏe.
Bữa tối ăn quá no thì càng nguy hiểm hơn. Bởi khi đi ngủ, lưu thông trong máu sẽ chậm lại, quá no làm mỡ trong máu tăng lên, nó dễ tích lắng ở thành huyết quản ảnh hưởng đến tính đàn hồi của mạch máu, dẫn tới xơ cứng động mạch. Vì vậy, thực hiện ăn uống điều độ là tốt nhất.
Tóm lại, để tránh bệnh tật, bệnh nhân nên điều chỉnh những thói quen không tốt trong ăn uống, tránh ăn nhiều đường, mỡ động vật và ăn quá no, quá nhiều. Nên ăn nhiều bữa, mỗi bữa ăn số lượng ít, đồng thời phải khống chế nhiệt lượng và chất béo hấp thụ vào cơ thể. Bệnh nhân cũng phải hết sức chú ý đến việc duy trì tinh thần lạc quan, yêu đời, chú ý làm việc có giờ giấc và ngủ đủ giấc.