Xơ vữa động mạch

Contents

1. Xơ vữa động mạch là gì?

Xơ vữa động mạch

 

Xơ vữa động mạch có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp athcro (có nghĩa là: bị vữa hay hồ) và sclerosis (cứng). Đó là quá trình lắng đọng các chất béo, cholesterol các chất thải tế bào, canxi và các chất khác bám lên lớp nội mạc trong động mạch. Màng kết tụ này gọi là mảng vữa. Nó thường tác động lên các động mạch cỡ lớn và trung bình. Hiện tượng cứng dần các động mạch thường xảy ra khi tuổi tác càng cao.

Các mảng vữa có thể phát triển đủ to để làm giảm lưu lượng máu chảy trong động mạch. Nhưng đa số các tổn thương xảy ra khi các mảng vừa trở nên dễ vỡ và bị vỡ ra. Các mảng vừa bị vỡ tạo ra cục máu đông có thể làm tắc nghẽn dòng máu hay bị tróc ra và cuốn theo dòng máu chảy (tên các bộ phận khác của cơ thể. Nếu cả hai trường hợp trên xảy ra và làm nghẽn tắc mạch máu nuôi tim sẽ gây nên cơn đau tim. Nếu gây tắc nghẽn mạch máu nuôi não sẽ gây ra đột quỵ và nếu cung cấp máu đến tay hoặc chân bị giảm đi có thể gây ra hiện tượng đi đứng khó khăn và thậm chí còn có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử.

2. Xơ vữa động mạch khởi phát ra sao?

Xơ vữa động mạch là một bệnh lý diễn tiến chậm và phức tạp, khởi phát điển hình ở thời thơ ấu và thường tiến triển khi lớn tuổi, hoặc vài trường hợp, bệnh tiến triển nhanh. Nhiều nhà khoa học cho rằng, bệnh khởi phát từ tổn thương lớp trong cùng của động mạch. Lớp này được gọi là nội mạc. Các nguyên nhân gây ra tổn thương thành động mạch bao gồm:

  • Tăng nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu
  • Cao huyết áp
  • Hút thuốc lá
  • Bệnh tiểu đường

Hút thuốc lá làm cho tình trạng xơ vữa động mạch trầm trọng hơn nhiều và đẩy nhanh sự phát triển mảng xơ vữa trong động mạch vành, động mạch chủ và các động mạch ở chân (động mạch vành mang máu tới cơ tim; động mạch chủ là động mạch lớn nhất dẫn máu từ tim đến khắp cơ thể).

Các tế bào này và các các chất xung quanh làm dày lớp nội mạc lên rất nhiều. Đường kính động mạch nhỏ lại và lưu lượng máu giảm dần, giảm cung cấp oxy. Thường những cục huyết khối được tạo ra gần mảng vữa sẽ làm tắc động mạch, làm nghẽn dòng máu.Do tổn thương ở lớp nội mạc, chất béo, cholesterol, tiểu cầu, các chất thải tế bào, canxi và các chất khác sẽ lắng đọng bên trong thành động mạch. Các chất này có thể kích thích các tế bào thành động mạch tạo ra các chất khác gây nên sự kết tụ thêm các tế bào.

Tắc nghẽn động mạch

Nam giới và những người gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch có nguy cơ bị xơ vữa động mạch cao. Các yếu tố nguy cơ này khó có thể thể kiểm soát được. Nghiên cứu chỉ ra các lợi ích của việc làm giảm các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch có thể kiểm soát được:

  • Cholesterol trong máu cao (đặc biệt là LDL hay cholesterol xấu trên 100mg/dl)
  • Hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc
  • Cao huyết áp
  • Tiểu đường
  • Béo phì
  • Kém hoạt động thể chất

Nghiên cứu cũng đề cập đến tình trạng viêm dòng máu đang tuần hoàn có thể đóng một vai trò quan trọng trong kích hoạt các cơn đau tim và đột quỵ. Tình trạng viêm là sự phản ứng lại của cơ thể đối với chấn thương và tạo cục huyết khối, thường là một phần trong sự phản ứng đó. Cục huyết khối, như đã nói ở trên, có thể làm chậm hay tắc nghẽn dòng chảy của máu bên trong các động mạch.

3. Xơ vữa động mạch có phải là xơ cứng động mạch không?

Động mạch là những ống đưa máu từ tim đi cung cấp oxy và các chất bổ cho toàn cơ thể, khác với tĩnh mạch là các ống đưa máu trở về tim. Người trẻ tuổi khỏe mạnh, mặt trong các động mạch nhẵn bóng; còn các động mạch bị xơ vữa mặt trong thấy những vùng nổi lên, đó là những mảng xơ vữa. Gọi là mảng xơ vữa (atheroma) vì nó có một vỏ ngoài bằng những sợi xơ cứng, bao bọc lấy một lối, gồm một số chất mỡ, một số tế bào bị hủy hoại và cả những sợi xơ. Vì các chất mỡ có nhiều ống lõi của mảng xơ vữa nên có cũng có thể gọi là xơ mỡ động mạch. Xơ cứng động mạch là một thuật ngữ chung để chỉ tất cả các trường hợp động mạch bị cứng trong đó xơ vữa động mạch là phổ biến và gây nhiều tổn hại nhất. Cụm từ xơ cứng động mạch ngày nay rất ít khi được dùng.

 

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.