Động mạch vành

Quả tim là một khối cơ rộng có vai trò giống như một máy bơm

Quả tim

 

Tim bơm máu cung cấp đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Quả tim bao gồm hai phần có chức năng khác nhau: Tâm nhĩ và tâm thất phải nhận máu tĩnh mạch (màu đen) đến từ các bộ phận của cơ thể và bơm chúng lên phổi. Tại đây máu tĩnh mạch được làm giàu oxy và trở thành màu đỏ. Tâm nhĩ và tâm thất trái nhận máu từ các tĩnh mạch phổi (màu đỏ) và bơm chúng lên động mạch chủ để đưa đến các cơ quan qua hệ động mạch ngoại biên.

Mỗi phần của quả tim đều có buồng nhận máu. được gọi là tâm nhĩ và buồng bơm máu. được gọi là tâm thất. Các tâm thất có thành cơ dày (cơ tim) co bóp đều đặn (tần số khoảng 60 – 70 lan/phút khi nghỉ ngơi) để bơm máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, làm cho dòng máu chảy trong các động mạch theo nhịp đập của tim.

Các tâm nhĩ được ngăn cách với các tâm thất bởi các van tim (van ba lá ở bên phải và van hai lá ở bên trái). Các van tim này chỉ cho dòng máu chảy theo một chiều: Khi tâm thất co bóp để tống máu vào trong động mạch thì các van này đóng lại để ngăn cản dòng máu ngược lên tâm nhĩ. Các van tim tại các cửa ra của các tâm thất (van động mạch phổi tại cửa ra của tâm thất phải và van động mạch chủ tại cửa ra của tâm thất trái) ngăn cản dòng máu chảy ngược về tâm thất trong thời kỳ tâm trương.

Để cơ tim hoạt động được, cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, cơ tim cần được cung cấp đủ máu giàu oxy. Máu được cung cấp cho cơ tim qua hệ thống động mạch vành. Động mạch vành là tên gọi của các động mạch dẫn máu đến nuôi tim để tim có thể thực hiện chức năng của nó. Các nhánh động mạch vành xuất phát từ gốc động mạch chủ. Hệ động mạch vành gồm có động mạch vành trái và động mạch vành phải. Các động mạch này chia ra các nhánh nhỏ hơn đưa máu tới nuôi từng vùng cơ tim.

Động mạch vành

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.