Một trong những hạn chế của viên nén là người bệnh khó nuốt, nhất là với trẻ em và người cao tuổi và khi viên nén có khối lượng lớn. Để khắc phục nhược điểm này, hiện nay một số loại viên nén được bào chế để khi dùng chuyển thành dạng lỏng. Viên sủi bọt (effevercent tablet) là một trong những dạng viên pha dung dịch hay hỗn dịch để uống hoặc để dùng ngoài.
Contents
So với viên nén thông thường, viên sủi bọt có một số ưu nhược điểm sau:
- Dùng thích hợp cho những người khó nuốt viên nén
- Giảm kích ứng niêm mạc cho một số dược chất (thí dụ như aspirin), do dược chất đã được pha loãng trước khi uống
- Tăng SKD cho một số viên nén, do dược chất đã được giải phóng, hòa tan sẵn trước khi uống, lại được uống cùng với một lượng nước khá lớn nên đi qua dạ dày nhanh. Mặt khác. CO2 tạo ra có tác dụng che dấu mùi vị không
thích hợp của dược chất và làm tăng nhu động ruột, do đó làm tăng hấp thụ thuốc. So sánh viên cimetidin người ta thấy viên cimetidin sùi bọt trung hòa dịch vị nhanh gấp 10 lần viên cimetidin thông thường.
- Viên sủi bọt phải được bào chế và bảo quản trong điều kiện tránh ẩm. Đây là một khó khăn không nhỏ trong điều kiện khí hậu của nước ta.
- Do chứa một lượng khá lớn muối kiềm (natri carbonat, natri hydro carbonat; kalicarbonat,…) nên viên sủi bọt không dùng được cho người kiêng muối, cho bệnh nhân suy thận. Người ta quy định phải ghi rõ trên bao bì lượng natri (mEq hoặc mmol) trong viên. Trong một số trường hợp, viên sủi bọt gây kiềm hóa máu, làm thay đổi hấp thu một số dược chất dùng kèm, do đó nên dùng thận trọng
Việc lựa chọn tá dược, trước hết phải dựa vào cách dùng của viên sủi bọt: Để pha dung dịch hay hỗn dịch, để uống hay dùng ngoài.
Trong thành phần của viên sủi bọt có acid hữu cơ và muối kiểm là những chất tạo ra ma sát rất lớn giữa viên và thành cối khi dập viên, gây ra hiện tượng “rít” côi chày, rất khó đẩy viên ra khỏi CÔI. Vì vậy, khi bào chế viên sủi bọt, phải giải quyết tốt vấn đề chống ma sát. Có nhiều biện pháp làm giảm ma sát khi dập viên sủi bọt, đặc biệt là cối chày dập viên phải được mạ và đánh bóng rất kỹ để đạt độ bóng cao. Đồng thời, tá dược trơn cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Việc lựa chọn tá dược trơn cho viên sủi bọt có khó khăn hơn viên nén nói chung vì vừa phải chống ma sát tốt, vừa phải đảm bảo cho viên rã nhanh và nhất là với viên pha dung dịch thì tá dược trơn phải là loại tan được trong nước. Trên thực tế, phần lớn các loại tá dược trơn chống ma sát có hiệu quả thì lại là loại không tan trong nước (như acid stearic và muối calci, magnesi stearat).
- Với viên pha hỗn dịch: Có thể dùng các tá dược trơn thông thường không tan trong nước nhưng tỷ lệ không nên vượt quá 1% để tránh ảnh hưởng đến thời gian rã của viên
- Với viên pha dung dịch: Phải dùng các loại tá dược trơn tan được trong nước.
Lượng tá dược sủi bọt đưa vào viên phải đáp ứng 2 yêu cầu cơ bản: Đảm bảo năng lực sủi bọt của viên và tạo ra pH thích hợp cho dung dịch hoặc hỗn dịch sau khi viên hòa tan hoặc phân tán hoàn toàn. Về tỷ lệ giữa acid và muôi kiêm, người ta thường cho thừa acid sau phản ứng sủi bọt để đảm bảo vị chua cho thuốc dễ uống. Để đảm bảo khả năng sủi bọt mạnh, lượng tá dược sủi bọt đưa vào viên chiếm một tỷ lệ khá lớn (thường chiếm 2/3 khối lượng của viên), cần dựa vào yêu cầu cụ thể của từng chế phẩm để xác định lượng tá dược sủi bọt thích hợp.
Để đảm bảo tuổi thọ, viên sủi bọt phải được bào chế trong điều kiện khí hậu có kiểm soát, đặc biệt là độ ẩm tương đối phải < 40% (lý tưởng nhất là khoảng 25%), nhiệt độ khoảng 25°c. Nếu độ ẩm cao, phản ứng sủi bọt có thể xảy ra ngay trong quá trình bào chế.
Viên sủi bọt có thể được bào chế theo các phương pháp sau:
Tạo hạt ướt với nước –
-Trong bào chế nhỏ, nếu dùng acid citric ngâm nước, người ta trộn các thành phần, sấy trong tủ sấy khoảng 94 – 104°c để giải phóng nước kết tinh. Xát hạt sơ bộ, đưa sấy tiếp < 55°c rồi xát hạt lần thứ hai và dập viên theo kỹ thuật chung.
-Trong sản xuất lớn, hiện nay người ta thường dùng acid citric khan. Trộn bột kép các thành phần trong công thức. Thêm một lượng nước cất tối thiểu để làm ẩm, tạo hạt nhanh và sấy nhanh để hạn chế phản ứng sủi bọt xảy ra. Dập viên theo kỹ thuật chung.
Tạo hạt ướt với dung dịch tá dược dính khan nước:
Thường dùng cồn PVP, xát hạt theo kỹ thuật chung.
Tạo hạt khô và dập thẳng:
Khi dược chất và tá dược là loại trơn chảy tốt, có thể tạo hạt khô hoặc dập thẳng theo kỹ thuật chung.
Khi tạo hạt, người ta có thể tạo hạt chung cho cả công thức hoặc tạo hạt acid riêng, hạt kiềm riêng sau đó mới trộn chung và dập viên để hạn chế phản ứng sủi bọt xảy ra trong quá trình bào chế.
Phần lớn các tiêu chuẩn chất lượng của viên sủi bọt được đánh giá theo các tiêu chuẩn chung của viên nén không bao. Chỉ có một số chỉ tiêu đặc trưng như sau:
-Độ rã: Theo DĐVN II, tập 3: Cho một viên vào cốc có mỏ (thể tích 250ml) chứa 200ml nước cất ở 15 – 25°c, có xuất hiện nhiều bọt khí bay ra. Viên được coi là rã hết nếu không còn các tiểu phân chồng chất lên nhau. Làm lại thử nghiệm với 5 viên khác. Mẫu thử đạt yêu cầu nếu mỗi viên rã trong 5 phút
-Xác định lượng CO2 giải phóng: Tiến hành trong một dụng cụ riêng theo nguyên tắc: Cho COO giải phóng từ viên tác dụng với dung dịch bari
hydroxyd 0,05M. Sau đó định lượng bari hydroxyd ……………………. bằng dung dịch
acid oxalic. Từ đó tích ra lượng CO2 tham gia phản ứng.
Viên sủi bọt dễ hút ẩm. Khi có nước, phản ứng sủi bọt xảy ra tức thời, làm tuổi thọ của viên giảm nhanh. Do đó, viên sủi bọt phải được đóng gói kín, bảo quản tránh ẩm. Hiện nay người ta thường đóng từng viên trong vỉ nhôm hàn kín hoặc đóng tuýp nhựa có chứa chất hút ẩm ở nút.
Một số thí dụ về viên sủi bọt
4.1. Viên antacid:
natri clorid trong 1 phút. Cho thêm nước và trộn 1 phút nữa. Thêm hỗn
|
hợp simethicon, natri dihydrophotphat, natri lauryl sulfat, trộn 3 phút rồi dập viên. Sấy viên ở 90°c trong 30 phút trước khi đóng gói.
Mỗi viên hòa vào 1 lít nước ấm trước khi dùng.