Viên tác dụng kéo dài (TDKD) là một loại viên nén đặc biệt, thường chứa một lượng dược chất cao hơn liều thông thường trong viên quy ước. Khi dùng, dược chất được giải phóng từ từ để kéo dài sự hấp thu do đó kéo dài thời gian điều trị và duy trì được nồng độ dược chất trong vùng điều trị nhằm giảm số lần dùng thuốc cho bệnh nhân, giảm tác dụng phụ của thuốc và tăng hiệu quả điều trị.
Viên TDKD hay gặp trong các nhóm dược chất điều trị bệnh mãn tính, bệnh nhân phải dùng thuốc dài ngày như: Bệnh tim mạch – huyết áp (nitroglycerin, nifedipin, iosorbid…), hen phế quản (theophylin, diphylin…), bệnh tâm thần (haloperidol, phenytoin, viloxazin…), chống viêm giảm đau (aspirin, diclofenac, indomethacin…).
Viên TDKD thường dùng để uống. Khi dùng qua đường tiêu hóa, người ta chê viên kéo dài trong 12 giờ (ngày dùng 2 lần) hoặc trong 24 giờ (ngày dùng 1 lần). Nếu kéo dài nhiều hơn, thuốc có thể bị đào thải theo phân. Tuy nhiên, do tiến bộ kỹ thuật, hiện nay người ta đã chế ra các hệ điều trị dùng qua đường tiêu hóa (gọi tắt là GITS: Gastro Intertinal
Therapeutic Systems) có thể kéo dài tác dụng tới 5 – 7 ngày.
Về kỹ thuật bào chế, viên TDKD cũng được chế theo phương pháp tạo hạt hay dập thẳng như với viên quy ước. Dựa vào cấu trúc, người ta chia viên TDKD thành các hệ chính sau:
- Hệ cốt (Matrix):
Cốt là những giá mang dược chất, trong đó dược chất thường là những chất dễ tan được phân tán đều trong cốt. Tùy theo cơ chế giải phóng dược chất trong đường tiêu hóa, người ta chia hệ cốt thành 3 loại:
-Cốt trương nở hòa tan: Nguyên liệu tạo cốt là các polyme trương nở, hòa tan chậm trong nước như: Gôm, thạch, gelatin, PVP, PEG, dẫn chất cellulose (CMC, NaCMC, HPMC…)… Khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa, các polyme này trương nở tạo thành lớp gel xung quanh tiểu phân dược chất, đóng vai trò là hàng rào kiểm soát sự giải phóng, hòa tan dược chất. Trong trường hợp này, viên thường được bào chế theo phương pháp dập thẳng hay tạo hạt ướt.
– Cốt ăn mòn: Nguyên liệu tạo cốt là các loại sáp (sáp ong, sáp Carnauba, spermaceti…), dầu thực vật hydrogen hóa, các acid béo (acid stearic), các alcol béo cao (alcol cetilic, stearilic…), Eudragit,… Ở trong
đường tiêu hóa, các tá dược này bị phân giải dần do men hoặc phân ly theo bậc thang fit, viên được “ăn mòn” từ ngoài vào trong và giải phóng dược chất từ từ. Viên được bào chế theo phương pháp tạo hạt bằng cách đun chảy tá dược, thêm bột dược chất trộn đều rồi xát qua rây hoặc bằng cách phun sấy lạnh (congealing spraying, hoặc xát hạt ướt hay dập thẳng với Eudragit).
– Cốt trơ khuếch tán: Nguyên liệu tạo cốt là các tá dược không tan trong đường tiêu hóa như: Dicalci hydrophotphat, ethyl cellulose… Viên thường được chế theo phương pháp dập thẳng. Khi uống, dịch tiêu hóa thấm vào viên qua hệ vi mao quản, hòa tan dược chất rồi khuếch tán dần ra ngoài. Sau đó cốt được đào thải nguyên vẹn ra khỏi đường tiêu hóa.
- Hệ màng bao:
Dược chất được bao bằng một màng mỏng đóng vai trò là hàng rào kiểm soát quá trình giải phóng. Người ta có thể bao từ tiểu phân dược chất, từ hạt hoặc từ viên bằng các phương pháp như: Bao trong nồi bao, bao bằng thiết bị tầng sôi, bằng thiết bị phun sấy, bằng các kỹ thuật tạo vi nang… Nhìn chung, kỹ thuật bao màng khó thực hiện hơn kỹ thuật tạo cốt, chúng ta sẽ không tìm hiểu kỹ ở đây. Hiện nay nhiều viên nén TDKD được bào chế trên cơ sở kết hợp cả kỹ thuật tạo cốt lẫn bao màng.
- Hệ thẩm thấu:
Viên nén thẩm thấu dùng để uống (được gọi tắt là OROS: Oral Osmotic Svstems) có cấu trúc gần giống với hệ màng bao: Sự giải phóng dược chất được kiểm soát qua màng bán thấm. Kỹ thuật bào chế viên nén thẩm thấu gần với viên bao quy ước: Nhân bên trong là một viên nén chứa dược chất và tá dược thẩm thấu (là những chất dễ tan như natri clorid, kali clorid, sorbitol…), được bao ngoài bằng một màng bán thấm (như cellulose acetat) bằng kỹ thuật bao thông thường, sau đó khoan một lỗ giải phóng dược chất trên một mặt viên bằng một chùm tia laze.
Khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa, nước đi qua màng bán thấm hòa tan tá dược thẩm thấu và dược chất, tạo ra một áp suất thẩm thấu trong viên cao hơn áp suất bên ngoài, đẩy dung dịch dược chất đi qua lỗ khoan. Tốc độ giải phóng dược chất phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu và đường kính lỗ khoan. Hiện nay người ta đã chế tạo viên nén thẩm thấu thế hệ hai theo cơ chế đẩy kéo, thí dụ: Viên Adalat LA 30 của hãng Bayer.
Màng bán thấm |
Nhân thẩm thấu |
Miệng giải phóng |
Thí dụ về viên nén TDKD:
10 mg vđ |
- Viên diclofenac Natridiclofenac Acid stearic Alcol cetostearilic Lactose Talc
Đun chảy acid stearic, alcol cetostearilic, thêm lactose và diclofenac trộn đều, xát hạt qua rây 1 mm. Thêm tá dược trơn và dập viên.
2. Viên theophylin TDKD Theophylin (hạt) | 300 mg |
Eudragit RS 300 | 120 mg |
Avicel pH 102 | 80 mg |
Explotab | 10 mg |
Magnesi stearat – talc | vđ |
Chọn loại theophylin có kích thước tiểu phân từ 300 – 800 pm. Bao tầng sôi với hỗn dịch 30% Eudragit RS 300 trong nước có chất làm dẻo. Vi nang thu được đưa trộn với Avicel, Explotab, thêm tá dược trơn và dập thẳng thành viên. |