Viên nhai

Viên nhai (Cheyvable tablet) được nhai vỡ trong miệng trước khi nuốt, chứa các dược chất tác dụng tại chỗ ờ dạ dày (các antacid) hoặc các dược chất hấp thu để gây tác dụng toàn thân (vitamin, aspirin…).

Viên nhai được áp dụng cho một số nhóm dược chất như: Các antacid (gel nhôm – magnesi hydroxyd, magnesi trisilicat…), các loại vitamin (viên polyvitamin được chế như kẹo để dùng cho trẻ em), một số thuốc hạ nhiệt giảm đau (paracetamol, aspirin…).

viên nhai

Muốn điều chế viên nhai, phải giải quyết tốt vấn đề điều hương vị cho viên.

Để lựa chọn chất điều hương vị thích hợp cho viên nhai, người ta phải đánh giá mùi vị của dược chất và của công thức dập viên. Chất điều hương cần phải được lựa chọn sao cho phù hợp với vị của viên. Thí dụ: Nếu viên có vị ngọt thì nên chọn mùi mật ong, cam thảo… Viên có vị chua thì chọn mùi chanh, dâu tây; vị đắng thì chọn mùi socola…

Đồng thời, việc chọn chất điều hương vị còn phải lưu ý đến sở thích của từng đối tượng dùng thuốc. Thí dụ: Trẻ em thường thích vị ngọt, thích mùi hoa quả. Người già thường thích mùi mạnh như bạc hà, quế. Trong khi đó, đa số người lớn thích mùi vani, dâu tây.

Chất thơm dùng cho viên nhai tốt nhất là chọn dạng bột, vừa dễ phối hợp, vừa giữ được mùi lâu. Trên thị trường có hai dạng bột: Bột phun sấy và bột hấp phụ.

Bột phun sấy là dạng nhũ tương dầu / nước của chất thơm được phun sấy khô, thường chứa 20% chất thơm. Bột hấp phụ thường chứa tới 70% chất thơm được hấp phụ trên các chất mang như silicagel, giải phóng chất thơm chậm hơn bột phun sấy, giữ được mùi lâu. Các loại bột này thường được trộn với hạt trước khi dập viên.

Ngoài ra, chất thơm cũng cần được lựa chọn phù hợp với màu sắc của viên. Thí dụ: Viên màu đỏ thì nên chọn mùi anh đào, dâu tây, mâm xôi

Hiện nay, ngoài việc dùng các chất điều hương vị, người ta còn dùng các kỹ thuật bào chế hiện đại để che dấu mùi vị khó chịu của dược chất (vi nang hóa, vi cầu hóa…).

Viên nhai cũng như viên nén nói chung, có thể bào chế bằng cả ba phương pháp: Tạo hạt ướt, tạo hạt khô hay dập thẳng. Tuy nhiên, viên nhai thường được dập với lực nén cao hơn viên thông thường để tạo ra viên có độ bền cơ học cao hơn (viên nhai không phải thử độ rã). Như đã trình bày ở trên, nếu dập viên từ viên nang thì phải tính toán lực dập viên để tránh làm rách quá nhiều vỏ vi nang, sẽ làm mất tác dụng che dấu mùi vị khó chịu của viên. (Loại viên này khi dùng cũng phải hướng dẫn người dụng không được nhai qua kỹ).

Một số thí dụ về viên nhai: • •
3.1. Viên nhai kháng dịch vị:
Magnesi trisilicat 450 mg
Nhôm hydroxyd (gel khô) 200 mg
Manitoir 300 mg
Tá dược khác
Trộn dược chất vói manitoỊ xát hạt ướt với hồ tinh bột, sấy 60°c đến
khô, sửa hạt, thêm chất thơm (thường dùng mùi bạc hà), tá dược điều hòa sự chảy (tinh bột và magnesi stearat), trộn 10 phút, đế 24 giờ rồi dập viên.

 

 

 

Viên kháng dịch vị, thường chứa một liều dược chất tương đối lớn (600 – 900mg) nên nếu dập viên thông thường thì bệnh nhân khó nuốt. Chế dưới dạng viên nhai, dược chất vỡ thành hạt nhỏ trộn với nước bọt thành khối nhão, khi vào dịch vị nhanh chóng tạo thành hỗn dịch phát huy nhanh khả năng trung hòa acid, do đó SKD cao hơn viên để uống thông thường. Nhược điểm của viên nhai kháng dịch vị là dược chất không tan. để lại cảm giác sạn và nhờn trong miệng, lượng dược chất lớn nên khó cho thêm nhiều tá dược điều vị.

  • Viên nhai paracetamol:

Paracetamol                                               120 mg

Mannitol                                                    720 mg

Natri saccarin                                                6 mg

Tá dược điều hương vị                                  vđ

Tá dược dính                                                  vđ

Chọn loại paracetamol có cấu trúc tinh thể đều đặn hoặc hạt, bao ethyl cellulose hoặc HPMC để tạo vi nang (chọn loại vi nang có kích thước 125 – 150mm). Trộn viên nang với các tá dược khác trong viên, tạo hạt và dập viên

viên nhai paracetamol

3.3. Viên nhai multivitamin : Vitamin A acetat 5000 IU
Vitamin D2 400 IU
Vitamin c 60,0 mg
Vitamin B1 1,2
Vitamin B2 1,5
Vitamin B6 1,2
Niacinamid 10,0 mg
Calci pentotenat 10,0
Vitamin B12 3 mcg
Vitamin E 2,4 mcg
Vitamin H 0,04 mg
Tá dược khác
Manitol 500 mg
–     Vitamin A,D: dùng dạng viên nang gelatin (beadlet) trơn chảy tốt

 

viên nhai multi vitamin

 

  • Vitamin Bị, B2, B3, B6: Dùng dạng vi hạt phun động từ có 1/3 vitamin phân tán trong dầu hydro-gen hóa (Rocoat).
  • Vitamin B12: Dùng hạt trao đổi ion chứa 1% vitamin (Stablets)
  • Vitamin E: dùng bột hấp phụ

Trộn các thành phần (trừ vitamin A và D), dập thành viên to, tạo hạt lại qua rây 1,5 mm. Thêm vi nang vitamin A, D và các tá dược điều hương vị khác, dập thành viên 0,5g.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.