Contents
Các van làm nhiệm vụ bịt kín bình chứa và phân phối thuốc phun ra khỏi bình tới nơi điều trị nhờ áp suất cao trong bình.
Van dùng cho thuốc phun mù đòi hỏi phải có yêu cầu chất lượng cao. Kim loại và chất dẻo làm van phải đáp ứng các yêu cầu được dụng quy định, không gây tương kỵ với chế phẩm thuốc. Van được lựa chọn tùy thuộc vào các yếu tố: Khí đẩy, chế phẩm thuốc và cách sử dụng.
Có nhiều kiểu van, dựa trên đặc điểm tính năng phun đẩy thuốc của van có thể phân biệt 2 loại: Van phun liên tục và van định liều.
-
Van phun liên tục:
Van phun liên tục là loại khi bấm nút mở van thuốc được phun ra liên tục, chỉ ngừng khi bỏ tay, nút bấm trở về vị trí ban đầu đóng van lại.
Van bao gồm các bộ phận sau đây:
- Nắp van (hoặc vành chắn): Nắp van gắn vào miệng bình, thường làm bằng nhôm hoặc sắt mạ thiếc. Do mặt dưới của nắp tiếp xúc với thuốc và không khí nên cần được phủ màng chất dẻo epoxy hoặc vinyl để tăng khả năng chống ăn mòn han gỉ. Các nắp van dùng cho bình thủy tinh hoặc ống nhôm nhỏ thường được làm từ kim loại mềm như nhôm hoặc đồng thau. Nắp van được lắp vào bình bằng cách xoay vào khớp mép lôi ở cô bình hoặc tán dập khóa vào mép cổ bình.
- Cuống van: Làm bằng chất dẻo nylon hoặc kim loại mềm như đồng hoặc thép không gỉ. Cuống van có một hoặc nhiều lỗ (1 lỗ kích thước 0,33 – 0,73 mm loại 3 lỗ thường có kích thước 1 mm).
- Vòng đệm: Làm bằng cao su Buna N hoặc isopren, hai loại vật liệu này được dùng làm vòng đệm cho các thuốc phun mù.
- Thân van (hay ống van) được làm bằng chất dẻo nylon có lỗ hở tại điểm tiếp xúc với ống nhúng (kích thước lỗ 0,3 – 2,03 mm). Thân van có thể có hoặc không có ống bật hơi, cấu tạo hơi này làm cho hơi chất đẩy được phun xịt ra cùng với chất lỏng thuốc, làm cho các tiểu phân phân tán mịn hơn tránh cho van không bị tắc do các tiểu phân rắn không tan trong hệ thuốc, cho phép thuốc được phun ra khi bình ở tư thế quay đầu xuống dưới. Có thêm cấu tạo bật hơi của van, thuốc phun mù hạn chế được tác động làm lạnh da của hơi chất đẩy cũng như khả năng bắt lửa cháy của khí đẩy.
- Lò xo làm bằng thép không gỉ giữ cho vòng chặn được cố định và ép chặt, khi nút bấm ấn vào ra van vẫn được đóng chặt khít kín, thuốc chỉ có thể đi qua lỗ hở khe phun khi van mở.
- Ông nhúng làm bằng polyethylen, polypropylen. ống polypropylen thường cứng hơn. Đường kính trong của ống nhúng thường khoảng 3,0 – 3,2 mm. Có loại ống nhúng mao quản đường kính 1,25 mm. ống nhúng cho chế phẩm có độ nhớt cao đường kính trong có thể tới 4,95 mm. Độ nhớt của thuốc và tốc độ tạo ra liều thuôc có ý nghĩa quan trọng khi lựa chọn đường kính trong của ống nhúng đảm bảo độ chính xác phân liệu và độ của tiểu phân phun ra.
-
Van định liệu
-
Van định liệu là loại van khi bấm nút mở van, thuốc chỉ được phun đẩy ra một liều lượng xác định. Cơ sở của việc tạo ra một liều thuốc chính xác là nhờ nguyên tắc van có một khoảng trống, kích thước của khoảng trống này quyết định lượng thuốc đẩy ra.
Van định liệu được dùng cho các thuốc có hiệu lực mạnh, thuốc dùng để xông hít cần đảm bảo liều lượng chính xác. Các van thường cho liều thuốc một lần khoảng 50 – 150 mg ± 10% đối với thuốc lỏng. Một lọ thuốc phun mù nhỏ bỏ túi dung tích 20ml có thể chứa 100 – 200 liều thuốc.
Van định liệu có 2 loại cơ bản: Loại van sử dụng ở thể thẳng đứng và loại quay đầu ngược xuống, loại van dùng đứng thẳng với ống nhúng nhỏ thường dùng cho thuốc hệ dung dịch. Loại van quay ngược thường không có ông nhúng dùng cho hệ thuốc phun mù chứa hỗn dịch, nhũ tương.
Cấu tạo của van định liệu được mô tả trên hình 6.2. về cơ bản có các chi tiết như van phun liên tục nhưng do có phần khoảng định liều nên cuống van được cấu tạo 2 đoạn, cần thêm 2 vòng đệm bịt kín đầu ra và đầu vào của thuốc cho khoang định liều. Ở tư thế nút bấm hoạt động, vòng đệm đầu ra trên cuống van cho phép thuốc đã chứa sẵn trong khoang phân tán ra khỏi bình qua cuống van và miệng phun, sau đó khi không bấm nút vòng
đệm đầu vào khoảng được nói ra để bổ sung thuốc vào khoang. Như vậy khoảng định liệu luôn luôn được nạp đầy thuốc và sẵn sàng cung cấp ra một liều lượng thuốc xác định khi bấm nút mở van lần tiếp theo.
Các van này sẽ giữ được chệ độ làm việc định liệu khi thời gian giữa 2 lần bấm nút mở van không quá ngắn. Tuy nhiên thuốc nạp trở lại vào khoảng có thể chậm khi bình chứa (đối với loại thuốc có van cần sử dụng quay đầu xuống) để ở tư thế đứng. Mức độ chậm nạp thuốc vào khoảng định liệu xảy ra khác nhau tùy cấu tạo của van và khoảng thời gian giữa các lần bấm nút mở van. Khi sử dụng thuốc bình thường điều này không xảy ra.
Van định liệu cần được lựa chọn sao cho không có tương tác với các thành phần trong công thức thuốc, để tránh sự biến dạng làm mất độ chính xác phân liều hoặc phân hủy hoạt chất. Cũng có trường hợp hoạt chất bị hấp thụ vào trong chất dẻo làm vật liệu van, dẫn tới việc giảm hàm lượng hoạt chất trong một liều thuốc. Cách tiến hành lựa chọn đánh giá sẽ được nêu trong phần kiểm tra chất lượng