Các khí nitrogen, dinitro oxyd, carbon dioxyd được dùng làm chất đẩy trong thuốc phun mù.
Tùy theo bản chất của công thức thuốc và cấu tạo của van, thuốc có thể được phân tán ra khỏi bình tạo phun mù, bọt xốp hoặc thể mềm như thuốc mỡ, bột nhão…
Khác với khí hóa lỏng, các khí nén có nhược điểm là khi sử dụng áp lực trong bình sẽ yếu dần, không ổn định. Khí nén đòi hỏi dung tích bình chứa -lớn hơn khí hóa lỏng. Áp suất ban đầu của khí nén trong bình thuốc phun mù thường vào khoảng 7,12 atm chiếm một thể tích khoảng 15 – 25% dung tích bình chứa (có tài liệu nêu chiếm tới 50% dung tích và áp suất trong bình khoảng 3 – 6 KG/cm2).
Độ giảm áp suất có thể được tính theo định luật khí lý tưởng
pV= nRT
Trong đó p là áp suất(atm )
V là thể tích (lít),
n số mol khí (bằng số gam chia cho trọng lượng phân tử chất khí). Tính chất của các khí nén được nêu trong bảng 6.7 .
Bảng 6.7: Tính chất của các khí nén dùng làm chất đẩy
(Ghi chú: Độ tan được tính bằng số phần thể tích khí ở áp suất khí quyển tan trong một phần thể tích nước )
|
Các khí nén còn có ưu điểm là trơ về mặt hóa học không phản ứng tương tác với chất thuốc trong hệ. Khí nitrogen và C02 còn có vai trò đẩy loại không khí trong hệ bình thuốc phun mù, trong một số trường hợp các khí trơ này góp phần làm tăng độ ổn định của thuốc.Khí hóa lỏng có ưu điểm hơn khí nén về nhiều mặt nên thường được dùng trong các thuốc phun mù yêu cầu chất lượng cao. Bình thuốc phun mù chứa khí hóa lỏng có thể tích gọn nhỏ do khí lỏng chiếm thể tích bé. Mặt khác do có sự cân bằng giữa 2 pha lỏng-hơi nên bình thuốc giữ được áp suất hằng định trong quá trình sử dụng đảm bảo tốt cho độ chính xác phân liệu và độ mịn của các tiểu phân. Ưu điểm về thể tích có thể thấy rõ khi so sánh: Để chuyển về thể hơi, giãn nở cân bằng với áp suất không khí, Auorcarbon hóa lỏng tăng 240 lần thể tích trong khi đó các khí nén chỉ tăng từ 3 đến 10 lần.