Tương kỵ xảy ra do kết quả của phản ứng thủy phân trong bào chế

Contents

Nhóm chức dễ bị thủy phân .

Este                  R-COO-R’

. Lacton
. Amid . Lactam

Phản ứng thủy phân dược chất có thể theo cơ chế ion hoặc phân tử trong điều kiện nhất định, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của nước, hơi nước hoặc môi trường kiềm, các men,… Kết quả là chế phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thường biểu hiện ở tính chất lý học như vẩn đục, kết tủa và hóa học: Giảm nồng độ dược chất, tăng các sản phẩm do kết quả của phản ứng thủy phân dược chất. Có thể tóm tắt một số nhóm chức dễ bị thủy phân như sau:

Ví dụ.

Aspirin, một số ancaloid, thuốc gây tê. Dexamethason natri phosphat.

Estron sulfat.

Nitroglycerin Pilocarpin, spironolacton

Thiacinamid, cloramphenicol, thiamphenicol. Penicilin, cephalosporin…

Các steroid oxim Glutethimid, ethosucximid.

 

Các barbiturat.
Artemisinin, artesunat.

Biện pháp khắc phục:

Theo nguyên tắc chung:

  • Thay thế được chất dễ bị thủy phân bằng dược chất khác, có tác dụng tương tự, nếu có thể, chọn lựa dung môi, tá dược thích hợp.
  • Hạn chế các tác nhân làm tăng nhanh tốc độ thủy phân dược chất.
  • Chọn lựa biện pháp kỹ thuật thích hợp, chẳng hạn như dùng phương pháp lọc màng vô khuẩn thay thế cho phương pháp tiệt khuẩn dùng nhiệt ẩm trong thời gian dài…

Ví dụ:

Thuốc nhỏ mắt atropin sulfat 0,5%

Công thức:

Atropin sulfat                         0,5 g

Natri borat                              2,0 g

Nước cất vđ                            100 ml

Thuốc nhỏ mắt atropin sulfat

Trong dung dịch, natri borat tạo ra môi trường kiểm, làm cho atropin sulíat dễ thủy phân:

Atropin sulfat ———– ► tropin + acid tropic.

Nếu pH trên 6, nhất là trong quá trình pha chế, bảo quản ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thường, quá trình thủy phân các dược chất càng xảy ra nhanh hơn.

Có thể khắc phục tương kỵ này bằng cách thay thế natri borat bằng một chất phụ khác có tác dụng đảng trương dung dịch như natri clorid, tốt hơn cả là dùng acid boric.

Thuốc tiêm phenobarbital  

Thuốc tiêm phenobarbital

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 15 mg, 30 mg, 60 mg, 100 mg; Cồn ngọt: phenobarbital 15 mg/5 ml; Thuốc tiêm: phenobarbital (muối natri) 200 mg/ml, dung dịch đậm đặc để pha loãng khi tiêm; Thuốc đặt trực tràng.

Chỉ định: Động kinh cơn co giật toàn bộ, động kinh rung giật cơ; động kinh cục bộ, động kinh ở trẻ sơ sinh, co giật do sốt cao; cơn động kinh liên tục (trạng thái động kinh).

Chống chỉ định: Rối loạn chuyển hóa porphyrin, suy gan nặng; suy hô hấp nặng; khó thở hoặc tắc nghẽn đường hô hấp; động kinh cơn vắng.

Thận trọng: Người cao tuổi; người suy nhược; trẻ nhỏ (có thể gây rối loạn hành vi); suy thận (Phụ lục 4); suy gan (Phụ lục 5); suy hô hấp (tránh dùng nếu bị suy hô hấp nặng); thời kỳ mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3); người có tiền sử nghiện rượu, nghiện ma túy; tránh ngừng thuốc đột ngột. Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều lượng và cách dùng:

Động kinh co giật toàn bộ, động kinh cục bộ: Uống, người lớn 60 – 180 mg/ngày 1 lần vào buổi tối; trẻ em: 1 – 8 mg/kg ngày. Tiêm, người lớn 100 – 320 mg/lần; có thể nhắc lại nếu cần, liều tối đa là 600 mg/24 giờ. Co giật do sốt cao: Uống: 1 – 8 mg/kg/ngày, uống 1 lần hoặc chia nhỏ liều. Tiêm: liều khởi đầu 10 – 20 mg/kg, tiêm 1 lần. Liều duy trì: 1 – 6 mg/kg/ngày.

Động kinh sơ sinh: Tiêm tĩnh mạch (pha loãng thuốc tiêm tỷ lệ 1: 10 với nước cất pha tiêm). Trẻ sơ sinh: 5 – 10 mg/kg; cứ 20 – 30 phút một lần cho đến khi nồng độ thuốc trong huyết tương đạt 40 mg/lít.

Cơn động kinh liên tục: Tiêm tĩnh mạch (pha loãng thuốc tiêm tỷ lệ 1:10 với nước cất pha tiêm). Người lớn: 10 mg/kg, tốc độ tiêm không quá 100 mg/phút (tới tổng liều tối đa là 1 g). Trẻ nhỏ: 5 – 10 mg/kg, tốc độ tiêm không quá 30 mg/phút.

Nồng độ thuốc trong huyết tương để có đáp ứng tối ưu là 15 – 40 mg/lít (65 – 170 micromol/lít). Về mặt điều trị, có thể coi phenobarbital và phenobarbital natri có tác dụng tương đương.

Tác dụng không mong muốn: Trầm cảm; loạng choạng; rung giật nhãn cầu; phản ứng dị ứng da (đôi khi viêm da bong, hoại tử thượng bì do ngộ độc); hội chứng Stevens-Johnson; cơn kích thích chống đối; bồn chồn lú lẫn ở người già; dễ bị kích thích và hiếu động ở trẻ nhỏ; thiếu máu hồng cầu khổng lồ (điều trị bằng acid folic); nhuyễn xương; động kinh liên tục (khi ngừng thuốc); hạ huyết áp; co thắt thanh quản

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.