Tương kỵ hóa học trong quá trình bào chế

  • Tương kỵ xảy ra do phản ứng kết hợp:

Biểu hiện của tương kỵ này trong các dạng thuốc lỏng là vẩn đục hoặc kết tủa. Trong thực tế, có thể gặp tương kỵ khi phối hợp tanin hoặc chế phẩm bào chế chứa nhiều tanin (các cao thuốc, cồn thuốc, siro thuốc chế từ các dược liệu giàu tanin như kola, ratanhia, búp ổi, vỏ măng cụt,…) với các nhóm dược chất sau:

  • Các muối alcaloid.
  • Các glycosid.
  • Một số muối chứa ion kim loại kiềm thổ hoặc kim loại nặng như calci, kẽm, chì, nhôm…
  • Một số tá dược, hợp chất có bản chất protein, chất keo như gelatin, aỉbumin…

+ Biện pháp khắc phục:

  • Do tính chất của một số tanat dễ tan trong môi trường acid, vì vậy trong một số trường hợp, có thể khắc phục tương kỵ bằng cách acid hóa môi trường vớ’ các acid thích hợp.
  • Với các tanat alcaloid và tanat glycosid, có thể hòa tan kết tủa bằng alcol ethylic hay glycerin hoặc hỗn hợp hai dung môi này.

– Nếu không thể áp dụng hai biện pháp trên, có thể pha chế thành hai dung dịch riêng.

Ví dụ:

Thuốc trứng tanin Công thức:

huốc trứng tanin

Tanin 3 g
Gelatin 10 g
Nước cất 15 g
Glycerin 60 g

Tương kỵ xảy ra do kết quả của quá trình oxy hóa khử:

Tương kỵ xảy ra do phản ứng kết hợp giữa tanin và gelatin tạo thành tanatgelatin không tan trong tá dược, làm cho thành phẩm bị đục, nhão, không đạt yêu cầu chất lượng. Biện pháp khắc phục: Có thể dùng một lượng acid tartric hoặc natri borat (tạo thành acid glycero – boric) để phá kết tủa, cũng có thể dùng nhiệt bằng cách đun từ từ hỗn hợp đến nhiệt độ 105°c – 110°c trong thời gian khoảng 10 phút.

Dạng tương kỵ này xảy ra khi phối hợp trong cùng một chế phẩm các chất có khả năng oxy hóa với các chất khử hoặc trong nhiều trường hợp, dược chất dễ bị oxy hóa do ảnh hưởng của tá dược, môi trường,…

Quá trình oxy hóa khử xảy ra có khi nhanh chóng tức thì, cũng có khi chậm chạp, nhưng kết quả là làm thay đổi tính chất và tác dụng của chế phẩm.                       .

Một số chất oxy hóa mạnh thường gặp: Iod, nước oxy già; các acid nitric, arsenic, sulíuric đặc; các muối clorat, iodat, permanganat, sắt (III),… và một số chất khử mạnh (dễ bị oxy hóa) như:

Ví dụ

Các nhóm chức dễ bị oxy hóa

Phenol
Catechol
Catecholamin (Dopamin, isoproterenol…).

Các steroid có OH phenol

Ether R-O-R’ Diethylether
Thiol RCH2SH Dimecaprol
Thioether R-S-R’ Phenothiazin, clopromazin…
Acid carboxylic RCOOH Các acid béo (nhất là acid béo không no).
Nitrit rno2 Amyl nitrit
Aldehyd RCHO Paraldehyd

Biện pháp khắc phục chung:Trong thực tế sản xuất, gặp khá nhiều các dược chất rất dễ bị oxy hóa như: Các vitamin (B, c, A, D,…), các kháng sinh (gentamycin, kanamycin,…), các corticosteroid (dexamethason, betamethason,…), và nhiều dược chất khác như morphin, adrenalin, aminazin,…

  • Về cơ bản, cần tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa các dược chất, tá dược có tính khử với dược chất dễ bị oxy hóa và ngược lại.
  • Thay thế các hợp phần trong đơn thuốc hoặc công thức có khả năng gây tương kỵ.
  • Đưa thêm vào thành phần của chế phẩm các chất chống oxy hóa không có tác dụng dược lý riêng, nhằm ngăn chặn quá trình oxy hóa khử.
  • Áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới nhằm hạn chế tới mức thấp nhất khả năng xảy ra phản ứng.

Ví dụ:

Thuốc tiêm vitamin c 10%:

thuốc tiêm vitamin c

Công thức:

Acid ascorbic                                               10,0 kg

Natri hydrocarbonat                               4,8kg

Natri metabisulíit                                           0,2 kg

Nưóc cất pha tiêm        vđ                            100 lít

Nhận xét:

Acid ascorbic rất dễ bị oxy hóa, dung dịch nhanh chóng chuyển sang màu vàng, rồi nấu và không còn tác dụng. Để khắc phục tương kỵ này, khi thiết kế công thức, người ta thường dùng natri hydrocarbonat hoặc natri hydroxyd để chuyển acid ascorbic về dạng ascorbat bền vững hơn, đồng thời dùng các chất chống oxy hóa với nồng độ thích hợp như natri metabisulíĩt, natri dithionit, monothiglycerol, natri edetat…

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, nếu không tuân theo một cách chặt chẽ quy trình sản xuất sẽ dẫn tới tương kỵ không mong muốn. Đặc biệt là trình tự hòa tan, các thủ thuật khác như nạp khí trơ, lọc, tiệt khuẩn…

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.