Tương kỵ hóa học xảy ra do kết quả của phản ứng trao đổi trong bào chế

Biểu hiện chung: Xuất hiện vẩn đục, kết tủa trong các dung dịch thuốc.

Nguyên nhân:

        Phản ứng trao đổi ion:

Hay gặp trong pha chế theo đơn, khi phối hợp trong cùng một dạng thuốc lỏng các muối tan của các cation kim loại kiềm thổ (Mg++, Ca++,…) với các muối tan khác như carbonat, sulfat, phosphat, citrat, salicylat, benzoat của kim loại kiềm.

Phản ứng trao đổi ion

Biện pháp khắc phục:

+ Tăng thêm lượng dung môi một cách thích hợp để hòa tan hợp chất ít tan mới tạo thành do phản ứng trao đổi.

+ Thay thế một trong số các dược chất có thể tham gia vào phản ứng trao đổi bằng các dược chất khác có tác dụng dược lý tương tự như các dược chất được thay thế nhưng không gây ra tương kỵ.

+ Nếu không áp dụng được các biện pháp nói trên, có thể chế thành hai dung dịch khác nhau.

           Phản ứng trao đổi phân tử:

Trong thực tế thường gặp các loại tương kỵ này khi pha chế, thiết lập công thức phối hợp muối kiềm của acid hữu cơ yếu như acid barbituric, benzoie, salicylic, sunfonamid, các kháng sinh có tính acid, chế phẩm màu mang tính acid, các hợp chất hữu cơ thuộc nhóm amin, các xà phòng… với các acid có tính acid mạnh hơn như acid boric, hydrocloric, sulfuric, phosphoric…

phản ứng trao đổi phân tử

Cần lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp, các acid hữu cơ nói trên có trong thành phần của đơn thuốc hoặc công thức không được sử dụng như một thành phần chính mà do các acid này có trong các siro hoa quả hoặc do kết quả của phản ứng thủy phân các dược chất có tính acid.

Trong các phản ứng trao đổi phân tử nói trên, các acid yếu được giải phóng, do bản chất ít tan sẽ gây ra hiện tượng kết tủa.

Ví dụ:

  • Natri sulfadiazin + HC1 ————- > Sulfadiazin ị + NaCl (kết tủa

sulfadiazin xảy ra ngay khi pH dưới 7).

  • Natri novobiocin + HC1 ———— » Novobiocin ị + NaCl (kết tủa

novobiocin xảy ra ở pH dưới 6,8).

  • Natri pentotal + HC1 ——- » Pentotal acid i + NaCl (kết tủa pentotalacid xảy ra ở pH 9,8).

Như vậy có thể thấy rằng nhiều hợp chất cấu tạo bởi một gốc acid yếu với một gốc base mạnh có thể bị kết tủa ở ngay môi trường acid yếu, trung tính, thậm chí ngay cả ở môi trường kiềm yếu. Trong thực tế, khi pha chế các thuốc tiêm như vậy, người ta thường điều chỉnh pH dung dịch về môi trường kiềm.

+ Biện pháp khắc phục:

  • Điều chỉnh môi trường bằng biện pháp thích hợp. Chẳng hạn như nếu môi trường acid, cần chuyển sang môi trường trung tính hoặc kiềm bằng cách: Thay thế được chất có tính acid bằng một dược chất khác trung tính hơn, có tác dụng dược lý tương tự; cũng có thể trung hòa môi trường bằng một kiểm yêu như dung dịch natri bicarbonat…
  • Phản ứng trao đổi cũng có thể hay gặp trong trường hợp các dược chất được cấu tạo bởi gốc của base yếu và một acid mạnh, trong môi trường kiềm sẽ xảy ra kết tủa hợp chất mang tính base yếu. Trong thực tiễn pha chế và sản xuất, hay gặp các trường hợp sau:

+ Các muối alcaloid như: Papaverin hydroclorid, strichnin sulfat, spartein sulfat…

+ Các vitamin nhóm B như thiamin hydroclorid, thiamin hydrobromid, pyridoxin hydroclorid,…

+ Một số kháng sinh như kanamycin sulfat, gentamicin sulfat,…

+ Một số thuốc gây tê như procain hydroclorid, lidocain hydroclorid,…

Trong pha chế theo đơn, có thể gặp tương kỵ khi phối hợp các muối alcaloid với các loại dược chất sau:

  • Các dược chất có tính kiềm yếu như: Pyramidon, urotropin, bạc keo,…
  • Các muối tạo bởi gốc base mạnh với acid yếu như các muối kiềm của acid carbonic, natri bicarbonat, các muối acetat, cacodilat, glycerophosphat, barbiturat, sulíbnamid của các kim loại kiềm.
  • Các chế phẩm bào chế có tính kiềm như: cồn tiểu hồi amoniac, nước vôi nhì…

+ Biện pháp khắc phục:

  • Điều chỉnh pH của dung dịch tạo môi trường trung tính hoặc acid nhẹ bằng hai biện pháp sau: Thay thế được chất tạo môi trường kiềm bằng một dược chất khác có tác dụng dược lý tương tự nhưng không tạo môi trường kiểm, hoặc điều chỉnh môi trường bằng dung dịch acid loãng như acid citric, hydrocloric,… trước khi phối hợp với dược chất kỵ môi trường kiểm.
  • Khi pha chế thuốc tiêm như strichnin sulíat, spartein sulíat, thiamin hydroclorid, pyridoxin hydroclorid,… trong thành phần thường có thêm dung dịch acid hydroclorid loãng nhằm mục đích acid hóa môi trường, nhằm làm bền vững được chất. Ngoài ra, ống thủy tinh phải là thủy tinh trung tính, nếu thủy tinh kiềm sẽ có thể gây kết tủa trong quá trình bảo quản.
Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.