Danh từ trợ tan hoặc làm cho tan (solubilisation) được dùng để chỉ quá trình phân tán các phân tử của chất khó tan hoặc ít tan trong một dung môi, nhờ sự trung gian của những chất gọi là chất làm tan (solubilisant). Để hoà tan các chất khó tan, có thể dùng các phương pháp hoà tan đặc biệt như tạo dẫn chất dễ tan, dùng hỗn hợp các dung môi, dùng các chất trung gian thân nước, dùng chất diện hoạt.
Đối với một số chất khó tan trong dung môi, có thể sử dụng chất có khả năng tạo thành dẫn chất dễ tan với dược chất.
Dẫn chất này cần giữ được tác dụng dươc lý của dược chất ban đầu, chất trợ tan có trong dung dịch phải không đem lại những tác dụng bất lợi cho dung dịch dược chất. Điển hình loại này là dung dịch
lượng (dung dịch iod 1% theo DĐVN III, có thành phần iốt 1 g, kali iodid 2 g, nước vừa đủ 100 ml). Trong đó, KI có vai trò tạo với I2 (chất rất khó tan trong nước độ tan 1:2000) thành dẫn chất KI3, rất dễ tan trong nước.
I2 + KI -> KI3
Tốc độ hoà tan được quyết định bởi tốc độ phản ứng tạo ra KI3. Nồng độ KI càng đậm đặc, tốc độ phản ứng càng nhanh. Do đó, để dễ dàng hoà tan I2, chỉ cần lượng nước tối thiểu tạo dung dịch KI bão hoà (đồng lượng chất tan). Không được dùng nhiều nước trong giai đoạn này, làm quá trình hoà tan vô cùng chậm, do giảm tốc độ tạo chất KI3 dễ tan. Khi I2 đã chuyển thành KI3 và hoà tan hết mới thêm nước pha loãng tới đủ thể tích.
Tương tự, để hoà tan thủy ngân II iodid trong nước, KI kết hợp với Hgl2 tạo phức kali tetraiodomercuriat.
Hgl2 + Ki K2[HgIJ