Ngâm là phương pháp cho dược liệu đã chia nhỏ tới độ mịn thích hợp, tiếp xúc với dung môi trong một thời gian nhất định, sau đó ép, lắng lọc thu lấy dịch chiết.
Tùy theo nhiệt độ chiết xuất, ngâm được chia thành các phương pháp: Ngâm lạnh. hầm. hãm. sắc. Phương pháp ngâm được tiến hành một lần với toàn bộ lượng dung môi hoặc ngâm nhiều lần với từng phân đoạn dung môi.
-
Contents
Ngâm phân đoạn
Quá trình ngâm nhiều lần, mỗi lần dùng một phần của toàn lượng dung môi, cho hiệu suất chiết cao hơn. Áp dụng định luật phản bố của Nerst trong chiết xuất nhiều lần. rõ ràng nhận thấy mỗi phân đoạn dịch chiết đều đạt tới cân bằng với cùng một hệ số phân bố K. nhưng do dược liệu sau mỗi lần chiết được tiếp xúc với dung môi mới. lượng chất tan đi vào các phân đoạn tăng lên. Tổng thể tích các phân đoạn dịch chiết sẽ cho lượng chất tan chiết được lớn hơn nhiều so với quá trình chiết một lần bằng toàn bộ lượng dung môi.
Trong ngâm nhiều lần phân đoạn dung môi lượng dung môi các lần sau dùng ít hơn các lần trước, số lần ngâm và thời gian ngâm tùy thuộc dược liệu và dung môi.
-
Ngâm lạnh
Là ngâm dược liệu trong dung môi ở nhiệt độ phòng, thường dùng dung môi ethanol – nước với các tỷ lệ thích hợp. Trong quá trình ngâm có thể khuấy trộn để tăng hiệu suất chiết, dụng cụ cần đậy kín tránh bay hơi dung môi, thời gian ngâm lạnh thường kéo dài nhiều ngày. Ngâm lạnh thường áp dụng với các dược liệu có hoạt chất dễ bị phân hủy do nhiệt (cánh kiến trắng, vỏ cam, gừng…), dược liệu có chất nhựa, các chất cần có đặc tính chậm hoa tan trong dung môi (lô hội, cánh kiến trắng…).
-
Hầm
Là ngâm dược liệu đã chia nhỏ với dung môi trong một bình kín, ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của dung môi. Nhưng cao hơn nhiệt độ phòng và giữ ở nhiệt độ đó trong một thời gian quy định, thỉnh thoảng có khuấy trộn.
Nhiệt độ hầm thường 50 – 60°c, thời gian kéo dài hàng giờ. Phương pháp hầm thường được dùng với các dược liệu có hoạt chất ít tan ở nhiệt độ thường, dễ phân hủy ở nhiệt độ cao, cần áp dụng khi dung môi có độ nhớt cao như dầu thực vật.
Dụng cụ để hầm có thể dùng nồi nhiệt cách thủy hoặc các thiết bị nhiệt đảm bảo nhiệt độ hầm theo yêu cầu. Nếu dung môi bay hơi cần có bộ phận ngưng tụ.
-
Hâm
Là cho dung môi sôi vào dược liệu đã phân chia nhỏ trong một bình chịu nhiệt, để trong một thời gian xác định (thường từ 15 – 30 phút), có khuấy trộn hoặc lắc, sau đó ép lấy dịch chiết.
Phương pháp hâm được áp dụng cho dược liệu có cấu tạo thực vật mỏng manh như hoa, lá…, có hoạt chất dễ tan trong thời gian ngắn ở nhiệt độ cao.
Dụng cụ hâm có thể được bọc cách nhiệt để tránh làm giảm nhanh nhiệt độ của dung môi trong quá trình chiết xuất.
Phương pháp hâm có ưu điểm là đơn giản, thời gian tiếp xúc với nhiệt ngắn, các dược liệu có hoạt chất dễ hòa tan… nên phần lớn hoạt chất được chiết xuất và dịch chiết ít tạp chất.
Phương pháp hâm thường dùng dung môi nước để điều chế thuốc nước uống, dịch chiết làm chất dẫn cho các dạng thuốc lỏng.
-
Sắc
Là đun sôi đều và nhẹ nhàng được liệu với dung môi trong một thời gian quy định sau đó gạn lấy dịch chiết.
Thời gian sắc thường từ 30 phút đến hàng giờ. Phương pháp này thường dùng dung môi nước để chiết xuất các dược liệu rắn chắc như vỏ, rễ, gỗ. hạt… và
có hoạt chất không bị phân hủy ở nhiệt độ cao, thường áp dụng điều chế thuốc uống và cao thuốc.
Nhiều công trình nghiên cứu đã cải tiến phương pháp ngâm như với thiết bị khuấy tốc độ cao, dùng siêu âm để tăng cường tốc độ hòa tan, khuếch tán hoạt chất trong quá trình chiết xuất, nhằm nâng cao hiệu suất chiết.