Phân loại nhũ tương thuốc

  • Contents

    Theo nguồn gốc

Có loại:

Nhũ tương thiên nhiên gồm các sản phẩm có sẵn trong thiên nhiên dưới dạng nhũ tương như sữa động vật và các nhũ tương chế từ các loại hạt dược lý.

 

Nhũ tương thiên nhiên                                                                                         .

Nhũ tương nhân tạo gồm các nhũ tương chế bằng cách dùng các chất nhũ ho’á thích hợp và lực gây phân tán để phối hợp hai pha dầu và nước tạo thành nhũ tương.

thuốc xoa dầu amoniac

  • Theo tỉ lệ pha phân tán và môi trường phân tán

Có loại

  • Nhũ tương loãng.
  • Nhũ tương đặc

Người ta nhận thấy rằng với tỉ lệ pha phân tán <2% có thể không cần dùng chất nhũ hóa mà vẫn thu được nhũ tương vững bền với tỉ lệ pha phản tán từ 0.2 – 2% có thể ổn định nhũ tương bằng cách làm tăng độ nhớt của môi trường phân tán. Nhưng với pha phân tán >2% thường phải có chất nhũ hóa tốt mới dễ dàng thu được nhũ tương vững bền.

Đa số các nhũ tương thuốc là những nhũ tương đặc trong đó pha phân tán thường chiếm nồng độ từ 10 – 15% và cá biệt có trường hợp 80 – 90% (ví dụ thuốc xoa dầu amoniac). Vì vậy, để điều chế chúng cần dùng các chất nhũ hóa thích hợp và kiểu nhũ tương phụ thuộc vào tính hòa tan hoặc .tính của chất nhũ hóa cũng như bản chất của các chất nhũ hóa trong hỗn hợp và tỷ lệ của chúng

  • Theo mức độ phân tán

Có loại: Vi nhũ tương, nhũ tương mịn, nhũ tương thô.

  • Vi nhũ tương; kích thước các tiểu phân phân tán nhỏ gần bằng tiểu phân keo thuộc hệ vi dị thể.
  • Nhũ tương mịn: các tiểu phân có kích thước nhỏ từ 0,5 – 1 micromet.
  • Nhũ tương thô: các tiểu phân có kích thước từ vài micromet trở lên.
    • Theo kiểu nhũ tương

Có loại:

  • Nhũ tương thuốc kiểu DIN.
  • Nhũ tương thuốc kiểu N/D.

-Kiểu nhũ tương phụ thuộc chủ yếu vào tính hòa tan hoặc tính thấm của chất . cũng như tỉ lệ các chất nhũ hóa trong hỗn hợp. Nhìn chung thì các chất nhũ hóa dễ hòa tan trong nước hoặc dễ thấm nước hơn dầu sẽ tạo kiểu nhũ tương D/N: các chất nhũ hóa dễ hòa tan hoặc dễ thấm dầu hơn nước sẽ tạo kiểu nhũ tương N/D. Nhưng hiện nay, trên thực tế có rất nhiều ngoại lệ.

Ngoài ra kiểu nhũ tương cũng phụ thuộc trong một chừng mực nhất định vào tỉ lệ thể tích giữa hai pha lỏng không đồng tan có trong hệ.

Riêng đối với các vi nhũ tương, kiểu nhũ tương được hình thành phụ thuộc nhiều vào sức-căng bề mặt của hai pha. Thông thường:

  • Nếu sức căng bề mặt của dầu lớn hơn sức căng bề mặt của nước sẽ tạo vi nhũ tương kiểu D/N
  • Ngược lại, nếu sức căng bề mặt của nước lớn hơn sức căng bề mặt của dầu sẽ tạo vi nhũ tương kiểu N/D
  • Theo đường sử dụng thuốc

Có loại:

  • Nhũ tương dùng trong:
  • Nhũ tương tiêm, truyền:

+ Tiêm bắp có thể dùng hai kiểu nhũ tương D/N và N/D.

+ Tiêm tĩnh mạch chỉ dùng kiểu nhũ tương D/N. Truyền tĩnh mạch với liều lượng lớn (các nhũ tương cung cấp chất dinh dưỡng) được điều chế kiểu D/N, các tiêu phân phải nhỏ hơn 0,5 micromet để tránh gây tắc mạch. Không được tiêm nhũ tương thuốc trực tiếp vào cột sống bất kể nhũ tương đó là D/N hay N/D.

nhũ tương tiêm

  • Nhũ tương uống: Chỉ uống các nhũ tương kiểu D/N. Thường là các potio nhũ tương, trong thành phần có mặt của các chất điều vị, điều hương.
  • Nhũ tương dùng ngoài

Các nhũ tương dùng ngoài (bôi, xoa đắp, đặt) lên da và niêm mạc nhằm mục đích bảo vệ, phòng và chữa bệnh được dùng cả hai kiểu D/N và N/D. Nhũ tương D/N dễ rửa sạch và không dây bẩn quần áo hơn.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.