-
Contents
Định nghĩa
Nhũ tương là một hệ phân tán cơ học vi dị thể được hình thành từ hai chất lỏng không đồng tan(trong đó một chất lỏng là pha phân tán (pha nội, pha không liên tục) được phân tán vào chất lỏng thứ hai là môi trường phân tán (pha ngoại, pha liên tục) dưới dạng các tiểu phân cơ học có kích thước từ 0,1 đến hàng chục micromet.
Qua định nghĩa về nhũ tương, chúng ta thấy đối với các nhũ tương thuốc: dược chất, chất phụ và các dung môi để hòa tan dược chất và chất phụ tham gia vào thành phần của pha nội hay pha ngoại phụ thuộc chủ yếu vào độ phân cực của chúng. Các dược chất và chất phụ (ngoại trừ chất phụ là chất rắn vô cơ không tan trong cả hai loại chất lỏng phân cực và không phân cực) tồn tại trong hai pha của nhũ tương dưới dạng dung dịch thật (trừ trường hợp được chất của nhũ tương thuốc là một pha hoàn chỉnh của nhũ tương như các nhũ tương dầu thuốc). Hai chất lỏng thực tế không tan vào nhau và có rất ít dung môi để hòa tan cả hai chất lỏng ấy.
Nhũ tương là những hệ phân tán cơ học, không đồng thể, nên không bền và vì vậy. để điều chế đòi hỏi phải có một số phương tiện nhất định (chất nhũ hóa và các dụng cụ, thiết bị để tạo lực gây phân tán), đồng thời cũng đòi hỏi người pha chế phải nắm vững kỹ thuật
-
Thành phần của nhũ tương thuốc
Thành phần của tất cả các nhũ tương nói chung và nhũ tương thuốc nói riêng gồm hai pha:
- Pha phân tán
- Môi trường phân tán
Các nhũ tương có tỉ lệ pha phân tán so với môi trường phân tán rất thấp, chỉ cần phối hợp pha phân tán và môi trường phân tán với lực gây phân tán rất nhỏ cũng có thể tạo nhũ tương. Nhưng đối với các nhũ tương thuốc (và các loại nhũ tương khác – mỹ phẩm. thực phẩm…) trong thực tế, tỉ lệ pha phân tán rất cao, muốn hình thành được nhũ tương và giữ được độ ổn định của chúng trong giới hạn thời gian ấn định, ngoài hai pha của nhũ tương .
-
Các kiểu nhũ tương
Tất cả các nhũ tương là một hệ phân tán được hình thành từ hai pha : pha phân tán và môi trường phân tán. Theo qui ước, pha “Dầu” trong nhũ tương bao gồm tất cả các chất lỏng không phán cxtc. và các chất khác ở thể rắn, tan trong các chất lỏng không phân cực. Ngược lại, pha “Nước” bao gồm tất cả các chất lỏng phân cực và các chất khác ở thể rắn tan được trong các chất lỏng phân cực.
Như vậy trong thực tế chỉ có hai kiểu nhũ tương:
- Dầu trong Nước (Ký hiệu: DIN): Pha phân tán là Dầu và môi trường phân tán là Nước.
- Nước trong dầu (Ký hiệu: N/D): Pha phân tán là Nước và môi trường phân tán
Ngoài ra trong thực hành bào chế người ta hay điều chế các nhũ tương “Kép” trong đó pha phân tán là một nhũ tương D/N hay N/D:
- Nhũ tương kiểu N/D/N: Pha phân tán là nhũ tương N/D và môi trường phân tán là nước
- Nhũ tương kiểu D/N/D: Pha phân tán là nhũ tương kiểu D/N và môi trường phân tán là dầu
Về tính thì nhũ tương N/D là chất không phân cực và nhũ tương D/N là chất phân cực, vì vậy nhũ tương kép thực chất cũng chỉ là một trong hai kiểu nhũ tương D/N hay N/D.
Người ta nhận thấy rằng với tỉ lệ pha phân tán <2% có thể không cần dùng chất nhũ hóa mà vẫn thu được nhũ tương vững bền với tỉ lệ pha phản tán từ 0.2 – 2% có thể ổn định nhũ tương bằng cách làm tăng độ nhớt của môi trường phân tán. Nhưng với pha phân tán >2% thường phải có chất nhũ hóa tốt mới dễ dàng thu được nhũ tương vững bền.
Đa số các nhũ tương thuốc là những nhũ tương đặc trong đó pha phân tán thường chiêm nồng độ từ 10 – 15% và cá biệt có trường hợp 80 – 90% (ví dụ thuốc xoa dầu amoniac). Vì vậy, để điều chế chúng cần dùng các chất nhũ hóa thích hợp và kiểu nhũ tương phụ thuộc vào tính hòa tan hoặc .tính của chất nhũ hóa cũng như bản chất của các chất nhũ hóa trong hỗn hợp và tỷ lệ của chúng
Bảng 5.1. Các kiểu nhũ tương
Kiểu nhũ tương | Pha phân tán | Môi trường phân tán |
Dầu trong nước D/N Dấu trong nước kép N/D/N | Không phân cực (D)
Không phân cực (nhũ tương N/D) |
Phân cực (N) Phản cực (N) |
Nước trong dấu N/D Nước trong dấu kép D/N/D | Phân cực (N)
Phân cực (nhũ tương D/N) |
Không phân cực (D) Không phân cực (D) |
a | : Nhũ tương D/N | b | : Nhũ tương N/D |
• | : Dầu | o | : Nước |
□ | Nước | ■ | : Dầu |
Có rất nhiều phương pháp để xác định kiểu nhũ tương. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản nhất: V
Bảng 5.2. Các phương pháp xác định kiểu nhũ tương
Phương pháp thử | D/N | N/D |
Pha loãng bằng dầu hoặc nước | Trộn lẫn được với nước Không trộn lẫn được với dầu | Ngược lại |
Nhuộm màu bằng chất màu tan trong nước | Nhận xét bằng cảm quan và soi dưới kính hiển vi | |
Đo độ dẫn điện | Nước là pha liên tục cho dòng điện chạy qua | Dầu là pha liên tục không dẫn điện |