Nước cất để pha thuốc tiêm

Nước là một dung môi lý tưởng được dùng để pha phần lớn các thuốc tiêm có chứa các dược chất khác nhau.

Do nước tương hợp rất cao với các mô của cơ thể, bởi thế các thuốc tiêm dùng nước làm dung môi vừa dễ sử dụng, vừa an toàn hơn so với các loại dung môi khác. Thêm vào đó, nước có hằng số điện môi và khả năng tạo liên kết hydro cao, nên nước có khả năng hòa tan nhiều loại dược chất. Tuy nhiên, nước lại là môi trường gây thủy phân nhiều dược chất tạo ra các sản phẩm phân hủy không có tác dụng điều trị, thậm chí độc với cơ thể. Nước dùng để pha thuốc tiêm được ghi trong Dược điển của các nước là nước cất.

nước cất tiêm

Theo Dược điển Việt Nam, nước để pha thuốc tiêm là nước cất vô khuẩn, không có chất gây sốt, được điều chế từ nước uống hoặc nước tinh khiết bằng phương pháp cất với thiết bị cất thích hợp, chứa trong bình kín và mới cất trong vòng 24 giờ. Nước cất để pha thuốc tiêm phải đạt các yêu cầu theo chuyên luận “Nước để pha thuốc tiêm” của Dược điển Việt Nam III.

Dược điển Mỹ 26 cho phép dùng cả nước cất và nước thẩm thấu ngược làm dung môi để pha thuốc tiêm nhưng không được thêm chất sát khuẩn hay chất bảo quản.

Để đánh giá độ tinh khiết hóa học của nước cất có thể dựa trên điện trở của mẫu nước cất đó. Nước cất tốt không dẫn điện, có điện trở cao từ 350.000 đến 1 triệu Q. Vận dụng tính chất này, người ta có thể gắn một đồng hồ đo điện trở vào bộ phận hứng nước cất của máy cất nước và được nối với nguồn điện cung nhiệt của máy cất, khi điện trở của nước cất ra thấp hơn 350.000 Q đồng hồ sẽ tự động ngắt nguồn điện và máy cất ngừng hoạt động.

Để xác định giới hạn acid – kiềm của nước cất có thể dùng máy đo pH nhưng khi đó phải thêm dung dịch kali clorid bão hòa với tỷ lệ 0,3 ml / 100 ml nước cất để tăng độ dẫn điện.

Để kiểm tra chất gây sốt trong nước cất, Dược điển Việt nam cũng như phần lớn Dược điển của các nước đều dùng phương pháp thử trên thỏ và tiêm với liều 10 ml nước cất cho 1 kg cân nặng

Để đảm bảo nước cất không có chất gây sốt, tốt nhất là dùng nước mới cất hoặc là dùng nước cất được bảo quản liên tục ở nhiệt độ 80°c hoặc 5°c, chứa trong các bình thủy tinh hay thép không gỉ và phải đậy kín để tránh ô nhiễm từ môi trường bên ngoài.

Nước cất thường có chứa một lượng nhất định khí C02 hòa tan. Khí C02 này có thể gây kết tủa một số dược chất. Ví dụ các barbiturat, các sulphonamid là các acid yếu rất ít tan trong nước, nên thường được dùng ở dạng muối natri hòa tan tốt trong nước, nhưng khi hòa tan các muối này trong nước cất có khí C02 hòa tan, sẽ có hiện tượng kết tủa xảy ra trong dung dịch do dạng muối bị chuyển thành dạng acid tự do rất ít tan. Trong những trường hợp này. nước cất để pha thuốc tiêm không được có C0 hòa tan

Nước cất có khí oxy hòa tan gây oxy hóa các dược chất dễ bị oxy hóa như clopheniramin, clopromazin, adrenalin, apomorphin, acid ascorbic v.v… Vì thế, cần dùng nước cất pha tiêm không có khí 0, hòa tan để pha các thuốc tiêm này.

Có thể loại khí C02 và 02 hòa tan trong nước cất pha tiêm bằng cách đun sôi nước trong khoảng 10 phút ngay trước khi pha hoặc sục khí N2.

nước cất

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.