Một số đặc điểm sinh lý của mắt liên quan đến sự hấp thu dược chất từ thuốc nhỏ mắt

Khi nhỏ một giọt thuốc vào mắt, dược chất sẽ được chuyển vận tới nơi tác dụng của nó dưới tác động của hệ thống nước mắt, đặc điểm cấu tạo sinh lý của các hàng rào mô giác mạc và kết mạc. Để xây dựng được một công thức thuốc nhỏ mắt có hiệu quả điều trị cao, cần phải hiểu và vận dụng được tác động của các yếu tố trên đến sự hấp thu dược chất từ thuốc nhỏ mắt.

  • Contents

    Đặc điểm sinh lý của hệ thống nước mắt

Mắt người bình thường, nước mắt được tiết ra liên tục từ tuyến nước mắt với tốc độ khoảng 1 microlit (pl) trong 1 phút, tạo ra một màng nước mắt bao phủ toàn bộ bề mặt của giác mạc và kết mạc. Màng nước mắt này có tác dụng bảo vệ mắt chống nhiễm khuẩn, giữ cho mắt không bị khô và được chứa ở túi cùng kết mạc khoảng 20pl – 30 |il. Dịch nước mắt thừa mà túi cùng kết mạc không chứa hết được rút vào túi nước mắt qua các ông tiểu quản nhỏ áp suất âm ở túi nước mắt. Khi chớp mắt, túi nước mắt bị ép và nước mắt được bơm vào ống mũi – lệ đổ vào khoang miệng khoảng 2 pl mỗi lần chớp mắt. Nước mắt là một dịch nước trong suốt có pH chứa các chất điện giải như Na+, K+, Ca++. Cl’, HCOs‘ nên nước mắt có khả năng nhất định.) fv ,                       V

Tuyến nước mắt

Khi nhỏ một giọt thuốc vào vùng trước giác mạc, phần thừa ngoài sức chứa của mắt sẽ trào ra , phần còn lại được tháo vào ống mũi lệ và quá trình này tiếp diễn cho đến khi thể tích dịch nước mắt trở lại bình thường, làm cho liều thuốc đã nhỏ bị mất đi đáng kể. Hơn nữa, khi thể tích nước mắt đã trở lại bình thường thì sự tiết nước mắt vẫn tiếp diễn, nước mắt tiết ra tiếp tục pha loãng lượng thuốc còn lại, làm giảm gradient nồng độ dược chất, làm giảm tốc độ và mức độ khuếch tán dược chất qua giác mạc. Tác động của hệ thống nước mắt càng bất lợi khi thuốc nhỏ mắt có pH khác xa 7,4 và được đệm bằng các hệ đệm có dung lượng đệm cao vượt quá khả năng tự điều chỉnh của nước mắt, thuốc sẽ gây kích ứng mạnh ở mắt. mắt buộc phải phản xạ lại bằng cách tăng tiết nước mắt. Nước

tiết ra càng nhiều, nồng độ dược chất càng bị pha loãng, quá trình khuếch tán dược chất qua giác mạc càng giảm do gradient nồng độ giảm. Nước mắt tiết ra càng nhiều, liều thuốc đã nhỏ càng bị rửa trôi nhanh chóng, thời gian tiếp xúc của thuốc với niêm mạc mắt càng ngắn, dược chất càng ít được hấp thu.

Nước mắt

Dịch nước mắt có chứa xấp xỉ 0,7% protein như albumin, globulin và lysozym nên rất có thể xảy ra liên kết tạo phức giữa được chất – protein, làm giảm sự hấp thu được chất vào trong các niêm mạc mắt vì chỉ có được chất ở dạng tự do mới được hấp thu.

  • Kết mạc .

Kết mạc là niêm mạc nối liền mi mắt và giác mạc gồm hai phần: phần lót mặt trong của mi mắt và phần tương ứng với mặt ngoài của tròng mắt trắng. Vùng nối của hai phần tạo nên túi cùng kết mạc. Tổng diện tích kết mạc khoảng 16 cm2, rộng hơn diện tích của giác mạc khoảng 5 – 6 lần. Kết mạc có rất nhiều mạch máu và bản thân kết mạc là màng có tính thấm tốt với nhiều dược chất, nhưng sự chất từ vùng trước giác mạc vào các phần bên trong của mắt qua đường kết mạc không đáng kể so với qua giác mạc. Dược chất được hấp thu qua kết mạc chủ yếu đi vào tuần hoàn máu gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, vì thế hấp thu qua kết mạc được xem như là một yếu tố làm giảm sinh khả dụng của thuốc nhỏ mắt đối với dược chất cần thấm sâu vào các tổ chức bên trong giác mạc, trừ trường hợp đích tác dụng của thuốc chính là kết mạc.

Kết mạc

  • Giác mạc

Giác mạc là hàng rào chính gây trở ngại cho sự hấp thu dược chất từ thuốc nhỏ mắt. Giác mạc được cấu tạo bởi ba lớp mô khác nhau, ngoài cùng là lớp biểu mô, rồi đến lớp đệm và trong cùng là lớp nội mô.

Lớp biểu mô và nội mô có hàm lượng lipid cao (thân lipid), vì thế các dược chất dễ tan trong lipid, dược chất ở dạng không ion hóa, có hệ số phân bố D / N cao từ 10 đến 100, sẽ dễ dàng thấm qua hai lớp mô này. Ngược lại, lớp biểu mô và nội  này lại là hàng rào ngăn cản sự thấm của các dược chất thân nước và dược chất ở dạng ion hóa.

Lớp đệm nằm giữa lớp biểu mô và nội mô có hàm lượng nước rất cao, nên chỉ có các dược chất thân nước hay dược chất ở dạng ion hóa là dễ dàng khuếch tán qua lớp đệm.

Như vậy, chỉ có các dược chất vừa thân nước vừa thân lipid và có mức độ ion hóa vừa phải, tức là có khả năng hòa tan trong cả hai pha mới dễ dàng thấm qua hàng rào lipid và hàng rào nước của các lớp mô giác mạc

Giác mạc

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.