Kiểm nghiệm thành phẩm thuốc phun mù

Thuốc phun mù là chế phẩm đặc biệt đóng trong bình có áp suất cao nên có nhiều phép thử cần thiêt để đảm bảo an toàn cho quá trình bảo quản và sử dụng.

Thuốc phun mù

Có một loạt chỉ tiêu về vật lý, hóa học, sinh học như sau:

  • Độ bắt lửa và độ cháy: Điểm nhiệt độ bắt lửa cháy và độ dài ngọn lửa.
  • Các đặc tính vật lý: Áp suất hơi, tỉ trọng, hàm ẩn, định tính chất đẩy, tỉ lệ chất đẩy và thuốc.
  • Các chỉ tiêu chính của chế phẩm bào chế: Độ chính xác phân liều, kích thước tiểu phân phun ra…

Tốc độ phun của van, diện tích phun, độ chính xác phân liều (với van định liều), trọng lượng không kể bì của thuốc, độ bền của bọt xốp, kích thước tiểu phân thuốc phun ra, độ kín của bình thuốc.

  • Các đặc tính sinh học: Các phép thử sinh học, hoạt lực điều trị, độc tính.

Điểm bắt lửa (hay nhiệt độ bốc cháy): Được xác định bằng dụng cụ chuẩn. Thuốc phun mù đặt ở -25°c, sau đó đặt vào dụng cụ thử, chất lỏng trong dụng cụ được tăng từ từ nhiệt độ đến khi hơi phun ra bốc cháy, nhiệt độ lúc này là điểm bắt lửa. Chỉ tiêu này thực chất là điểm cháy của hầu hết các chất đẩy.

Áp suất hơi: Được đo bằng dụng cụ có áp kế.

Tỉ trọng: Được đo bằng picnomet hoặc hydromet.

Độ ẩm: Xác định bằng phương pháp Karl Fischer hoặc bằng sắc ký theo quy định Dược điển.

Định tính và định lượng tỉ lệ các chất đẩy bằng sắc ký khí.

Diện tích nền phun: Được kiểm tra nhằm đánh giá, so sánh sự phun thuốc có đồng nhất giữa các lô nguyên liệu khác nhau hoặc dùng ở các lô khác nhau.

Thuốc phun ra trên băng giấy quay có tẩm chất liệu màu để kiểm tra so sánh diện tích và độ đậm của khối lượng các tiểu phân phun ra Độ chính xác phân liều:

Nguyên tắc là một liều thuốc được phun vào dung môi hoặc vật liệu có khả năng hòa tan hay hấp thụ được chất, sau đó đem định lượng.

Khối lượng trung bình của liều thuốc: Nguyên tắc cân bình thuốc trước và sau khi phun một số liều, hiệu số khối lượng 2 lần cân là khối lượng thuốc tương ứng với 2 liều thuốc, từ đó tính được khối lượng trung bình của liều thuốc.

Cách xác định như trên chỉ cho biết lượng thuốc mỗi lần mở van đẩy ra, lượng thuốc này có thể không được dẫn hoàn toàn vào nơi cần tác dụng. Người ta còn chế tạo các dụng cụ hô hấp nhân tạo để xác định liều thuốc được hấp thu đối với bệnh nhân.

Trọng lượng thuốc không kể bì: Được xác định trong quá trình đóng nang thuốc với các bình chứa đã cân sẵn. Đối với thành phẩm có thể kiểm tra bằng cách mở bình thuốc, loại bỏ hết thuốc và chất đẩy. Hiệu số trọng lượng cân bình lúc chưa mở và bao bì bình thuốc sau khi mở là trọng lượng thuốc không kể bì.

Độ bền của bọt xốp: Xác định bằng nhớt kế quay, hoặc bằng cách đo thời gian của vật nặng vào khối bột, hoặc thời gian đê que thử rơi ra khỏi khối bọt.

Kích thước tiểu phân: Có một số phương pháp xác định kích thước tiểu phân như dùng kính hiển vi, dùng máy điểm cho các dạng thuốc như thuốc bột, hỗn dịch… Tuy nhiên để áp dụng phân tích kích thước tiểu phân của thuốc phun mù, các phương pháp này có thể không xác định đúng được trạng thái phân tán ban đầu của các tiểu phân thuốc phun ra khỏi bình do có sự tập hợp lại của các tiểu phân khi phân tích ở trạng thái tĩnh. Dụng cụ phân tích kích thước tiểu phân theo tầng va chạm (cascade impactor) thích hợp dùng cho việc đánh giá kích thước khí động học (aerodinamic size) của các tiểu phân thuốc phun mù.

Dụng cụ có cấu tạo mô tả trên hình 6.13, hoạt động theo nguyên tắc như sau: Thuốc phun mù được phun hướng vào miệng phễu của dụng cụ và được lôi cuốn qua các tầng phễu nhờ lực hút chân không với tốc độ thích hợp hằng định. Các phễu có đường kính cuống phễu nhỏ dần theo thứ tự từ tầng trên xuống tầng dưới. Giữa các tầng phễu có các đĩa trượt quay với tốc độ cao, để tránh sự rơi các tiểu phân khi va chạm, đĩa có thể được phủ một lớp dịch có độ nhớt thích hợp. Các tiểu phân kích thước lớn do có momen chuyển động rơi xuống lớn sẽ va chạm vào tầng đĩa đầu tiên và được gom giữ lại ở đây. Các tiểu phân kích thước nhỏ hơn sẽ theo luồng khí đi vòng qua đĩa thử nhất và được gom lại ở điã tiếp theo có tốc độ quay lớn hơn. Cứ tiếp tục như vậy, các tiểu phân được phân tách ra trên các tầng đĩa với kích thước nhỏ dần.

– Tầng cuối cùng là màng lọc nhằm giữ lại phần còn lại của các tiểu phân có trong thuốc phun mù.

Các tiểu phân thuốc phun mù

  1. Vòng đệm kín
  2. Đĩa gom giữ tiểu phân
  3. Tầng đầu tiên
  4. Đĩa gom tầng 2
  5. Các tầng tiếp theo
  6. Tầng cuối cùng
  7. Đĩa gom
  8. Màng lọc

Hình 6 13: Sơ đồ dụng cụ phân tích kích thước tiểu phân theo tầng(cascade impactor)

kiểm nghiệm thành phần thuốc phun mù

Lượng thuốc trên mỗi đĩa được định lượng bằng phương pháp quang phổ hoặc bằng phương pháp sắc ký thích hợp. Sự phân bố khối lượng thuốc là mot hàm so của đường kính khí động học của tiểu phân, có thể được tính từ đường chuẩn cho . Đường chuẩn cho từng đĩa được lập từ các thuốc phun mù đơn phân tán trong điều kiện chuẩn để biết kích thước tiêu phân được gom trên đĩa. Dụng cụ thường phân tích các tiểu phân thuốc mù từ 0,1 cm đến 30 cm.

Chuyên luận “Aerosols” trong 23 đã có quy định một loạt các chỉ tiêu ky thuat cua thuốc phun mù cần’đánh giá, dụng cụ và cách tiến hành, các tính toán và giới hạn cho phép. Dụng cụ phân tích kích thước tiểu phân co loai nhiều tầng và 2 loại đơn tầng với quy cách cấu tạo riêng. Đối với từng chế phẩm thuốc phun mù có quy định riêng loại dụng cụ và các chỉ tiêu phù hợp với yêu cầu chất lượng cua loại thuoc cần sử dụng.

Các phép thử sinh học: Các phép định lượng sinh học, đánh giá hiệu lực điều trị xác định độ độc được tiến hành như các chế phẩm thuốc thông thường.

 

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.