-
Theo thể chất và thành phần cấu tạo:
Thuốc mỡ có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau như:
Thuốc mỡ mềm (Unguentum, pomata): Là dạng chủ yếu trước đây, có thể chất mềm. Tá dược thường dùng thuộc nhóm thân dầu hoặc tá dược khan. Ví dụ: Mỡ benzosali (Whitfield), mỡ Flucina, mỡ tra mắt tetracyclin 1%, mỡ tra mắt chlorocid-H …
Thuốc mỡ đặc hay bột nhão bôi da (Pasta dermica): Là dạng thuốc mỡ có chứa một lượng lớn dược chất rắn ở dạng bột không tan trong tá dược (trên 40%). Tá dược có thể là thân dầu như bột nhão Lassar (thành phần gồm tinh bột, kẽm oxyd, lanolin khan và vaselin), có thể là tá dược thân nước, chẳng hạn bột nhão Darier (thành phần gồm kẽm oxyd calci carbonat, glycerin và nước tinh khiết).
Sáp (Cera, unguentum cereum ): Là dạng thuốc mỡ có thể chất dẻo do chứa một tỷ lệ lớn các sáp, các alcol béo cao, paraíin hoặc các hỗn hợp dầu thực vật và sáp. Ngày nay, chế phẩm loại này ít dùng, nhưng lại phổ biến trong công nghệ mỹ phẩm- chế tạo son môi.
Kem bôi da (Creama dermica): Là dạng thuốc mỡ có thể chất mềm và rất mịn màng do có chứa một lượng lớn tá dược lỏng như nước glycerin propylen glycol, các dầu thực vật, dầu khoáng, thường có cấu trúc nhũ tương
kiểu N/D hoặc D/N. Trong thực tế hiện nay, loại này được dùng nhiều hơn cả. Các loại kem thuốc có thể chất lỏng sánh được gọi là sữa bôi da.
Tuy nhiên, cách phân loại này không đáp ứng một cách đầy đủ các chế phẩm khác như gel, hệ điều trị qua da.
Một số tài liệu, Dược điển tách riêng các chế phẩm dùng qua da thành từng loại cụ thể, trong đó, thuốc mỡ chỉ là một dạng thuốc dùng theo đường qua da. Chẳng hạn như: Dược điển Mỹ 23 phân loại như sau:
- Thuốc mỡ (Ointments): Là những chế phẩm có thể chất mềm, dùng bôi ngoài da hoặc niêm mạc.
- Thuốc mỡ tra mắt (Ophthalmic ointments): Được xếp vào nhóm các chế phẩm dùng cho nhãn khoa (Ophthalmic preparations): Là thuốc mỡ dùng cho mắt, đáp ứng đủ yêu cầu của chế phẩm dùng cho nhãn khoa, được sản xuất trong điều kiện vô khuẩn và thành phẩm phải bắt buộc thử độ vô khuẩn.
- Kem (Creams): Là dạng thuốc bán rắn, có chứa một hoặc nhiều dược chất được hòa tan hay phân tán vào tá dược thích hợp. Ngoài cách dùng để bôi ngoài da, kem còn được dùng để bôi theo đường âm đạo.
- Gel (Gels): Dạng thuốc có thể chất mềm, trong đó một hay nhiều dược chất được hòa tan hay phân tán trong tá dược polymer thiên nhiên hoặc tổng hợp.
- Hệ trị liệu qua da (Transdermal Therapeutic Systems – TTS) hay còn gọi là hệ giải phóng thuốc qua da: Là dạng thuốc đặc biệt dùng dán ngoài da (da nguyên lành), được thiết kế sao cho dược chất có thể giải phóng, hấp thu qua da vào hệ mạch theo mức độ và tốc độ xác định.
-
Theo quan điểm lý hóa:
-
Có thể coi thuốc mỡ là những hệ phân tán đồng thể hoặc dị thể, trong đó chất phân tán là một hoặc hỗn hợp được chất, còn môi trường phân tán là một hoặc hỗn hợp tá dược. Như vậy, có thể phân chia ra:
- Thuốc mỡ thuộc hệ phân tán đồng thể {còn gọi là thuốc mỡ 1 pha hoặc dung dịch: Dung dịch thật hay dung dịch keo). Dược chất được hòa tan trong tá dược thân dầu hoặc thân nước. Ví dụ: Thuốc mỡ long não 10 %, cao xoa Sao vàng, gel lidocain 3%…
- Thuốc mỡ thuộc hệ phân tán dị thể (còn gọi là thuốc mỡ 2 pha), bao gồm các thuốc mỡ có thành phần gồm dược chất và tá dược không hòa tan vào nhau.Có thể chia thành 3 nhóm:
+ Thuốc mỡ kiểu hỗn dịch: Dược chất rắn đã nghiền, xay mịn được phân tán đều trong tá dược, chẳng hạn: Các bột nhão, thuốc mỡ mềm (mỡ kẽm oxyd 10%, mõ acid crizophanic 5%, mỡ tetrãcyclin 1%…)
+ Thuốc mỡ kiểu nhũ tương: Dược chất thể lỏng hoặc hòa tan trong một tá dược hoặc một dung môi trung gian, được nhũ hóa vào một tá dược không đồng tan. Loại này chiếm tỷ lệ lớn hiện nay, cả lĩnh vực y học và mỹ phẩm. Chẳng hạn như:
- Thuốc mỡ thủy ngân với tá dược khan (lanolin + mỡ lợn hoặc hỗn hợp khác).
- Thuốc mỡ Dalibour.
- Nhiều kem thuốc: Sicorten, Flucinar, Halog, Halog- N, Dermoval…
+ Thuốc mỡ thuộc nhiều hệ phân tán còn gọi là thuốc mỡ nhiều pha.
Trong các thuốc mỡ này, bản thân tá dược có thể là một nhũ tương, và dược chất ở dạng tiểu phân rắn, mịn được phân tán trong tá dược hoặc cũng có thể được chất gồm nhiều loại với độ tan trong tá dược, dung môi khác nhau hoặc do có thể xảy ra tương kỵ nếu cùng hòa tan trong dung môi…lúc đó sẽ hình thành dạng thuốc mỡ có cấu trúc phức tạp hơn, chẳng hạn: hỗn- nhũ tương, dung dịch- hỗn dịch, hoặc dung dịch- hỗn dịch- nhũ tương. Chẳng hạn như: Voltaren Emugel.
- Theo mục đích sử dụng, điều trị:
- Thuốc mỡ dùng bảo vệ da và niêm mạc.
- Thuốc mỡ gây tác dụng điều trị tại chỗ: Sát khuẩn, giảm đau…
- Thuốc mỡ hấp thu hoặc gây tác dụng điều trị toàn thân: Thuốc có tác dụng phòng bệnh, thuốc mỡ chứa dược chất là các nội tiết tố, dược chất chống sốt rét, chống phân bào, hạ huyết áp…