Khái niệm và quá trình phát triển của viên nén

Viên nén (tabellae) là dạng thuốc rắn, được điều chế bằng cách nén một hay nhiều loại dược chất (có thêm hoặc không thêm tá dược), thường có hình trụ dẹt, mỗi viên là một đơn vị liều.

Quy trình sản xuất viên nén được mô tả chính thức vào năm 1843 trong bằng phát minh của Thomas Brockedon. Đến 1874 máy dập viên nén ra đời. Tuy vậy, việc sản xuất viên nén vẫn phát triển rất chậm. Cho đến 1932 trong Dược điển Anh (B.P) mới chỉ có một chuyên luận viên nén. Nguyên nhân của sự phát triển chậm của viên nén là do thiếu phương pháp đánh giá chất lượng dạng thuốc.

Đầu những năm 50, Higuchi và cộng sự đã nghiên cứu phương pháp đo lực dập viên, làm cơ sở để đi sâu nghiên cứu về viên nén. Tiếp đó là sự phát triển của SDH bào chế. Hàng loạt công trình nghiên cứu về viên nén ra đời, đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của dạng thuốc. Cùng với quá trình hiện đại hóa máy dập viên, cải tiến đóng viên vào vỉ, nhiều loại tá dược mới ra đời, đã làm cho viên nén trở thành một dạng thuốc phát triển rộng rãi nhất, phổ biến nhất hiện nay.

viên nén

  1. Ưu – nhược điểm của viên nén

Sở dĩ viên nén được sử dụng rộng rãi là do dạng thuốc này có nhiều ưu điểm như:

  • Đã được chia liều 1 lần tương đối chính xác.
  • Thể tích gọn nhẹ, dễ vận chuyển, mang theo người.
  • Dễ che dấu mùi vị khó chịu của dược chất.

 

  • Dược chất ổn định, tuổi thọ dài hơn dạng thuốc lỏng.
  • Dễ đầu tư sản xuất lớn, do đó giá thành giảm.
  • Diện sử dụng rộng: Có thể để nuốt, nhai, ngậm, cấy, đặt, pha thành dung dịch hay hỗn dịch.
  • Người bệnh dễ sử dụng: Phần lớn viên nén dùng để uống, trên viên thường có chữ dễ nhận biết tên thuốc.

Tuy nhiên viên nén cũng có nhiều nhược điểm, cần phải chú ý khắc phục thì mới đảm bảo chất lượng, nhất là về mặt SKD.                                                                                           ’

  • Không phải tất cả các dược chất đều chế được thành viên nén.
  • Sau khi dập thành viên, diện tích BMTX của dược chất với môi trường hòa tan bị giảm rất nhiều, do đó với dược chất ít tan nếu bào chế viên nén không tốt, SKD của thuốc có thể bị giảm khá nhiều.
  • SKD viên nén thay đổi thất thường do trong quá trình bào chế, có rất nhiều yếu tố tác động đến độ ổn định của dược chất và khả năng giải phóng dược chất của viên như: Độ ẩm, nhiệt độ, tá dược, lực nén,…

bào chế viên nén

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.