Lựa chọn tá dược độn để bào chế viên nén

Còn gọi là tá dược pha loãng (diluents), được thêm vào viên để đảm bảo khối lượng cần thiết của viên hoặc để cải thiện tính chất cơ lí của dược chất (tăng độ trơn chảy, độ chịu nén,… ), làm cho quá trình dập viên được dễ dàng hơn.

Hiện nay, các dược chất dùng ở liều nhỏ (hàng miligam) ngày càng nhiều. Trong viên nén chứa các dược chất này, tá dược độn chiếm tỷ lệ lớn và quyết định tính chất cơ lý và cơ chế giải phóng dược chất của viên.

Là tá dược độn được dùng khá phổ biến trong viên nén. Lactose dễ tan trong nước, vị dễ chịu, trung tính, ít hút ẩm, dễ phối hợp dược với nhiều loại dược chất. Lactose tồn tại dưới 2 dạng: Khan và ngậm nước (tùy theo điều kiện kết tinh).

Dạng ngậm nước (a – lactose.H20) trên thị trường ở dưới dạng bột mịn, có nhiều loại KTTP khác nhau (từ 60 – 600 pm), thường dùng cho viên xát hạt ướt. Khi xát hạt ướt, lactose dễ tạo hạt, hạt dễ sấy khô, viên dễ đảm bảo độ bền cơ học và khả năng giải phóng dược chất ít bị ảnh hưởng bởi lực nén.

Dạng khan (chủ yếu là p – lactose) dễ tan trong nước hơn dạng ngậm nước. Trơn chảy và chịu nén tốt hơn a – lactose do đó có thể dùng cho viên nén dập thẳng.

Lactose phun sấy được chế từ lactose ngâm nước nhưng do trơn chảy và chịu nén tốt hơn lactose nên được dùng để dập thẳng. Trên thị trường có nhiều loại lactose phun sấy của các nhà sản xuất khác nhau có KTTP khác nhau, do đó có mức độ trơn chảy và chịu nén không giống nhau (Tablactose, Foremost…).

Lactose là đường khử, do đó tương kỵ với các dược chất có nhóm amin như acid amin, pyrilamin maleat, phenylephrin HC1, salycylamid,… làm cho viên bị sẫm màu.

tá dược độn lactose

  • Bột đường (saccarose):

Dễ tan và ngọt, do đó thường dùng làm tá dược độn và dính khô cho viên hòa tan, viên nhai, viên ngậm. Khi dùng làm tá dược độn, có thể tạo hạt ẩm với hỗn hợp nước – cồn. Bột đường làm cho viên dễ đảm bảo độ bền cơ học nhưng khó rã, khi dập viên dễ gây dính chày, do đó thường kết hợp với tá dược độn không tan để tăng độ cứng cho viên.

Hiện nay trên thị trường có một số loại tá dược bột đường dùng dập thẳng như:

* Di-Pac: Là sản phẩm đồng kết tinh của 97% đường và 3% dextrin dưới dạng hạt nhỏ, trơn chảy tốt. Khi dập viên, viên không bị biến màu nhưng cứng dần trong quá trình bảo quản.

* Nutab: Là đường tinh chế, kết hợp với 4% đường khử, 0,1 – 0,2% tinh bột ngô và làm trơn bằng magnesi stearat, có KTTP phân bố tương đối rộng, trơn chảy tốt.

  • Glucose:

Dễ tan trong nước, vị ngọt hơn lactose, do đó hay được dùng cho viên hòa tan như với bột đường. Glucose trơn chảy kém, dễ hút ẩm, dễ đảm bảo độ bền cơ học cho viên nhưng có xu hướng làm cho viên cứng dần trong quá trình bảo quản, nhất là glucose khan. Glucose cũng có thể làm biến màu các dược chất kiềm và amin hữu cơ trong quá trình bảo quản giống như lactose.

Để cải thiện độ trơn chảy của glucose dùng cho viên nén dập thẳng, người ta đã chế ra tá dược Emdex. Emdex là sản phẩm phun sấy của glucose với 3 – 5% maltose, trơn chảy và chịu nén tốt, nhưng vẫn rất háo ẩm.

  • Manitol:

Rất dễ tan trong nước, vị hơi ngọt, để lại cảm giác mát dễ chịu trong miệng khi ngậm, do đó rất hay được dùng cho viên ngậm, viên nhai. Manitol ít hút ẩm, hạt tạo ra không chắc như bột đường và glucose.

Manitol ở dạng tinh thể đều đặn có thể dùng để dập thẳng, nhất là với viên pha dung dịch.

  • Sorbitol:

Là đồng phân quang học của manitol, dễ tan và vị dễ chịu như manitol, cho nên hay dùng trong viên ngậm, viên nhai phối hợp với manitol. Cũng như manitol, sorbitol có nhiều dạng kết tinh và vô định hình khác nhau. Cho nên nhiều khi các loại tá dược sorbitol do các nhà sản xuất khác nhau cung cấp, có sự khác nhau về độ trơn chảy, khả năng chịu nén, độ ổn định… (Trong 3 dạng đa hình a, p, y thì dạng y bền hơn cả, do đó phần lớn các tá dược có trên thị trường.

Sorbitol có thể dùng dập thẳng, tuy nhiên do háo ẩm hơn manitol nên tỉ lệ tá dược trơn phải dùng nhiều hơn và độ ẩm trong phòng dập viên phải < 50%.

  • Nhóm không tan trong nước:

Hay dùng các loại tinh bột, dẫn chất cellulose và bột mịn vô cơ.

  • Tinh bột:

Là tá dược rẻ tiền, dễ kiếm, do đó hay được dùng ờ nước ta hiện nay. Tuy nhiên tinh bột trơn chảy và chịu nén kém, hút ẩm, làm cho viên bở dần ra và dễ bị nám mốc trong quá trình bảo quản. Khi dùng tinh bột, thường phải phối hợp với khoảng 30% bột đường để đảm bảo độ chắc của viên.

tá dược độn tinh bột

  • Tinh bột biến tính (modified starch):

Là tinh bột đã qua xử lý bằng các phương pháp lý – hóa thích hợp nhằm thủy phân và thay thế từng phần rồi tạo hạt. Tinh bột biến tính chịu nén và trơn chảy tốt hơn tinh bột, hòa tan từng phần trong nước tùy theo mức độ thủy phân.

Trên thị trường có nhiều loại tinh bột biến tính với các tên thương mại khác nhau: Starch 1500; Lycatab, Primojel, Eragel…

  • Cellulose vi tinh thể(Microcrystalline cellulose):

Là tá dược dùng ngày càng nhiều, nhất là trong viên nén dập thẳng, do có nhiều ưu điểm: Chịu nén tốt, trơn chảy tốt, làm cho viên dễ rã. Trên thị trường có nhiều loại cellulose vi tinh thể dùng làm tá dược với tên gọi thương mại khác nhau như Avicel, Emcocell, Paronen…, trong đó hay dùng nhất là Avicel.  –

Viên dập với Avicel dễ đảm bảo độ bền cơ học, độ mài mòn thấp, không cần dùng lực nén cao. Avicel dễ tạo hạt, hạt dễ sấy khô, dược chất dùng ở liều thấp và chất màu dễ phân bố đều trong khối hạt và trong viên.

Avicel là tá dược dập thẳng được dùng nhiều nhất. Tuy nhiên viên chứa nhiều Avicel khi bảo quản ở độ ẩm cao có thể bị mềm đi do hút ẩm. Có thể khắc phục bằng cách kết hợp với các tá dược trơn chảy ít hút ẩm hơn như Fast – Flo lactose. Không nên dùng cho các dược chất sợ ẩm như aspirin, penicilin, vitamin. Trên thị trường hiện nay thường dùng 2 loại Avicel: PH 101 có kích thước hạt trung bình 50 pm và PH 102 có kích thước hạt 90 pm.

Avicel giá thành cao nên hiện nay vẫn chưa được dùng nhiều ở nước ta.

tá dược độn cellulose vi tinh thể

  • Calci dibasic phosphat (dicalci phosphat):

Là tá dược vô cơ, bền về lí – hóa, không hút ẩm, trơn chảy tốt. Trên thị trường, tá dược dập thẳng chứa dicalci phosphat được bán dưới tên thương mại là Emcompress hoặc Ditab (trong đó dicalci phosphat được phối hợp với 5 – 20% các tá dược khác như tinh bột, Avicel, magnesi stearat). Viên dập vối dicalci phosphat có độ bền cơ học cao, rã chậm, vì vậy không nên dùng ở tỉ lệ cao với dược chất ít tan.

Dicalci phosphat có tính kiềm nhẹ (pH 7 – 7,3), do đó không dùng cho các dược chất không bền trong môi trường kiềm. Ở trong đường tiêu hóa, tá dược này có thể tạo phức làm giảm hấp thụ một số dược chất (như tetracyclin, phenytoin…).

  • Calci carbonat, magnesi carbonat:

Là những tá dược có khả năng hút, cho nên có thể dùng cho viên nén chứa cao mền dược liệu, chứa dược chất háo ẩm, dầu và tinh dầu. Trong một số viên, các tá dược này còn đóng vai trò antacid hoặc cung cấp ion vô cơ cho cơ thể.

Tuy nhiên, đây là những tá dược có tính kiểm, cho nên không dùng cho các dược chất có tính acid, các muối acid…

Nguồn tham khảo: Tá dược độn là gì? Phân loại, vai trò, Tên thương mại

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*