Để hoạt động được bình thường, cơ tim cần được cung cấp năng lượng và oxy bởi các động mạch vành.
Bệnh xơ vữa động mạch vành xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh động mạch này bị tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn (thường là do các mảng xơ vữa). Thông thường cơn đau thắt ngực có thể xảy ra khi động mạch vành bị hẹp trên 50% đường kính của lòng mạch. Khi hoạt động thể lực, cơ thể co bóp, tăng nhịp tim, huyết áp tăng… do đó nhu cầu oxy của cơ tim cũng tăng lên. Nếu một nhánh động mạch vành bị hẹp cần nhiều oxy hơn nên cơ tim phải làm việc nhiều hơn như: tăng, sự cung cấp máu cho vùng cơ tim tương ứng trở nên không đầy đủ. Cơ tim bị thiếu máu và thiếu oxy gây cơn đau thắt ngực. Cơn đau thắt ngực này thường xảy ra khi bệnh nhân gắng sức và giảm đi khi bệnh nhân được nghỉ ngơi, nên được gọi là cơn đau thắt ngực ổn định. Nếu các mảng xơ vữa trong động mạch vành bị nứt, vỡ ra thì cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện cả khi nghỉ ngơi nên gọi là cơn đau thắt ngực không ổn định.
Bệnh xơ vữa động mạch vành không nhất thiết xảy ra một cách từ từ. Nếu mảng xơ vữa bị vỡ ra có thể gây tắc mạch đột ngột hay tạo thành cục huyết khối gây tắc mạch. Lúc này động mạch bị tắc hoàn toàn và gây nhồi máu cơ tim. Trong cả hai trường hợp này, các tế bào cơ tim bị thiếu oxy đột ngột, bị cạn kiệt nguồn dự trữ năng lượng và hoạt động suy yếu dần. Hậu quả của nhồi máu cơ tim phụ thuộc vào độ rộng của vùng nhồi máu. Vùng cơ tim bị chết càng rộng thì chức năng tim càng giảm nặng. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến
Theo số liệu thống kê gần đây, có khoảng 9% bệnh nhân nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai mắc bệnh động mạch vành. Trong khi đó, vào những năm 80 của thế kỷ XX, tỷ lệ này chỉ xấp xỉ 1%. Điều tra dịch tễ học về tăng huyết áp và bệnh động mạch vành tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 cho thấy, riêng tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành của phụ nữ tuổi mãn kinh là 2,4%.
Những thay đổi trong đời sống kinh tế, xã hội đã ảnh hưởng nhiều tới tập quán sinh hoạt của người Việt Nam và đó có thể là một nguyên nhân quan trọng làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành ở nước ta.
Hẹp lòng động mạch vành sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim, tình trạng này có thể kéo dài lâu ngày. Bệnh nhân sẽ bị đau ngực, suy tim, rối loạn nhịp tim và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp.
Khi mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành vỡ ra thì sẽ làm bít tắc hoàn toàn động mạch vành và gây ra thiếu máu cơ tim cấp tính, hoại tử cơ tim còn được gọi là nhồi máu cơ tim cấp. Tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim cấp rất cao. Bệnh nhân qua được cơn nhồi máu cơ tim cấp có thể sẽ bị suy tim, bị rối loạn nhịp tim.
Triệu chứng của thiếu máu cơ tim thường gặp nhất là đau thắt ngực. Đau khởi phát khi gắng sức, vùng đau ở ngay sau xương ức, đau nhói lan ra vai trái, cánh tay trái, bàn tay trái. Đau giảm đi khi nghỉ ngơi hoặc khi dùng thuốc giãn mạch. Nếu cơn đau xuất hiện lúc nghỉ ngơi hoặc cơn đau quá trầm trọng hoặc cơn đau kéo dài trên 30 phút thì phải nghĩ đến khả năng bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp.
Cũng có những trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim mà không có triệu chứng đau ngực. Những trường hợp đó gọi là thiếu máu cơ tim yên lặng. Trong trường hợp này bệnh nhân có thể có biểu hiện như hở van hai lá, suy tim, rối loạn nhịp tim.