Contents
1. Các yếu tố nguy cơ
Các chuyên gia đã xác định một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, các yếu tố đó được phân làm hai loại: loại điều chỉnh được và loại không điều chỉnh được, cụ thể như sau:
- Giới tính: Nam giới thường có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ giới trong các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, nguy cơ bị bệnh tim của phái nữ cũng tăng lên nhiều vào thời kỳ mãn kinh.
- Di truyền: Nếu anh chị em ruột, cha mẹ ruột hay ông bà nội, ngoại của bạn bị bệnh tim, bạn cũng có nguy cơ cao bị bệnh này. Nồng độ cholesterol máu, tăng huyết áp cũng là những bệnh lý có liên quan đến yếu tố gia đình. Hơn nữa, gia đình cũng là nơi tạo ra môi trường và thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng bất lợi đến hệ tim mạch như ăn quá nhiều mỡ, hút thuốc lá…
- Tuổi tác: Khoảng 80% số người tử vong vì bệnh xơ vữa động mạch vành ở lứa tuổi từ 65 trở lên. Bệnh tim mạch thường diễn tiến qua hàng chục năm, đồng thời thành các động mạch ngày càng dày và cứng hơn theo tuổi tác.
- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp làm xói mòn và khoét rộng những tổn thương trên thành động mạch, gây lắng đọng nhiều mảng xơ vữa. Hơn nữa, tăng huyết áp làm tim phải tăng cường hoạt động để chống áp lực máu cao, sẽ rất nguy hiểm cho tim nếu động mạch vành bị hẹp do xơ vữa hoặc tim không đảm nhiệm mỗi chức năng truyền máu do bị nhồi máu cơ tim.
- Cholesterol máu cao: Nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch vành sẽ tăng lên nếu nồng độ loại cholesterol xấu trong máu cao. Kiểm soát được loại cholesterol này sẽ giảm được nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Thuốc lá: Khói thuốc lá gây tổn thương mạch máu, khi kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác làm gia tăng đáng kể khả năng bị bệnh xơ vữa động mạch vành.
- ít hoạt động thể lực: Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý tim mạch. Tập thể dục còn giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác như cholesterol máu cao, béo phì và stress.
- Béo phì: Tăng cân quá mức làm tim phải tăng cường hoạt động, tăng huyết áp, tăng nồng độ cholesterol máu và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
- Đái tháo đường: Nồng độ đường (glucose) trong máu tăng không kiểm soát được, tiêu chuẩn xác định bệnh đái tháo đường, làm tăng nguy cơ bệnh tim, thận và đột qụy lên rất cao do tổn thương mạch máu.
- Stress: Một số chuyên gia đã cảnh báo về mối liên quan giữa bệnh xơ vữa động mạch vành và các stress không kiểm soát trong cuộc sống của bạn.
2. Ảnh hưởng của một số bệnh lý
a. Bệnh béo phì
Mức sống của người dân ngày càng cải thiện, trong cơ cấu bữa ăn ngày càng có nhiều loại thực phẩm có hàm lượng mỡ và nhiệt lượng cao; việc hấp thụ và tiêu hao mỡ không cân bằng sẽ phá vỡ trạng thái cân bằng của mỡ trong cơ thể. Nhiều người có nhận thức sai lầm rằng, béo mới là đẹp, mới là khỏe mạnh nhưng chuẩn đoán lâm sàng, người ta đã phát hiện, béo phì có thể gây ra rất nhiều bệnh như bệnh xơ vữa động mạch vành, cao huyết áp, mỡ trong máu cao, bệnh tiểu đường… Trong số những bệnh nhân tim, tỷ lệ phát bệnh ở những người béo phì cao hơn ở những người có cân nặng bình thường. Bệnh béo phì có thể gây ra biến đổi chức năng và kết cấu của tim. Sau khi thể trong cơ thể tăng, lượng máu của tim tăng, tuần hoàn máu cũng tăng, tâm thất thả lỏng, lực co bóp mạnh làm tim tổn hại khiến nhịp tim yếu đi. Ngoài ra, béo phì dễ làm cản trở hô hấp, bệnh nhân béo phì khi ngủ dễ bị khó thở, thậm chí ngừng thở trong thời gian ngắn. Như vậy sẽ làm cho áp lực trong phổi cao, tâm thất nở to, gây ảnh hưởng đến chức năng của tim. Cho nên, khống chế cân nặng của cơ thể chính là một trong những biện pháp giúp giảm tỷ lệ phát sinh bệnh xơ vữa động mạch.
b. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường cũng dễ gây ra bệnh tim, đồng thời nó còn là nhân tố nguy hiểm cho bệnh xơ vữa động mạch vành. Trên thực tế, đường rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu bổ sung quá nhiều đường lại rất nguy hiểm cho những người có nguy cơ bị bệnh tim cao. Các chuyên gia y học đã chỉ ra rằng nếu đường không được chuyển hóa hoàn toàn sẽ trở thành mỡ tích lại trong cơ thể, làm cho lượng mỡ trong máu cao, ảnh hưởng lớn đến chức năng của tiểu cầu và cơ chế hoạt động của màu rất dễ dẫn đến bệnh tim.
Bệnh tiểu đường nếu nguy hiểm sẽ làm cho lực cơ tim yếu, nhịp tim thất thường, đau tim, hoại tử cơ tim… Bệnh xơ vữa động mạch do bệnh tiểu đường gây nên thường rất nghiêm trọng, tốc độ phát triển nhanh, người ít tuổi cũng có thể phát bệnh, gây đột tử.
Quan sát lâm sàng người ta phát hiện tỷ lệ phát bệnh tim ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 73 lần so với ở những người không bị bệnh tiểu đường. Vì vậy, khống chế bệnh tiểu đường chính là biện pháp hiệu quả giảm bệnh xơ vữa động mạch vành. Có thể liệt kê một số Chính vì vậy cần phải không chế đường trong máu ở mức độ cho phép. Tiêu chuẩn đường trong máu lúc đói là 4,4 – 6,7 mol/l (100 – 140mg) đường trong huyết sắc tố ít hơn 7%. Ngược lại, nếu đường trong máu thấp, thì mức nguy hiểm cũng tương đương như vậy. Cũng có nhiều bệnh nhân bị giảm đường trong máu, mạch máu co giật làm cho bệnh xơ vữa động mạch vành càng nặng thêm. Vì vậy, phải đảm bảo đường trong máu nằm trong phạm vi tiêu chuẩn, không nên quá cao, cũng không nên quá thấp.bệnh xơ vữa động mạch vành do tiểu đường như: bệnh cơ tim tiểu đường, bệnh biến mao mạch tiểu đường, xơ hóa xơ vữa động mạch vành. Hiện nay, trên thế giới đều công nhận bệnh tiểu đường chính là loại bệnh dễ gây bệnh tim nhất.
c. Cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp có quan hệ chặt chẽ với bệnh xơ vữa động mạch vành. Giới y học cho rằng, cao huyết áp, mỡ máu cao và hút thuốc là ba nhân tố chính gây ra bệnh xơ vữa động mạch vành. Bởi vì, huyết áp tăng cao thường đi kèm bệnh mỡ máu cao và đường máu cao. Do đó, điều chỉnh huyết áp phù hợp là rất quan trọng. Đồng thời nên chọn thuốc giảm huyết áp phù hợp và khống chế lượng hấp thụ muối mỗi ngày không quá 5g, huyết áp không nên quá 140/80mmHg.
Như vậy, sự biến đổi bệnh lý của các bộ phận cơ thể cũng có hại nghiêm trọng cho căn bệnh xơ vữa động mạch vành gây ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe của con người. Căn bệnh này phát sinh nhiều ở độ tuổi trên 40, nam giới nhiều hơn nữ giới, người lao động trí óc nhiều hơn lao động chân tay. Vì vậy, cần phải hết sức thận trọng.