Dược liệu thực vật là nguyên liệu chính, có thể dùng lá, hoa, rễ, hạt, vỏ… những bộ phận có chứa hoạt chất. Ngoài ra còn có dược liệu động vật như da, xương, sừng, gạc… là nguyên liệu để điều chế cao động vật.
Để đạt được mục đích của hòa tan chiết xuất cần chú ý đến thành phần phức tạp của dược liệu:
-
Contents
Màng tế bào
Có tính chất của màng thẩm tích, nó cho dung môi thấm vào bên trong tế bào và cho các chất tan phân tử nhỏ khuếch tán qua, giữ lại các phân tử lớn trong tế bào. Với các dược liệu có cấu trúc tế bào mỏng manh như hoa, lá,… dung môi dễ thấm vào dược liệu, quá trình chiết xuất xảy ra dễ dàng. Ngược lại với dược liệu là hạt, thân, rễ,… màng tế bào có cấu trúc rắn chắc có thể được bao bọc bởi chất sơ nước như nhựa, sáp nên khó thấm dung môi, khó chiết xuất hơn khi dùng dung môi nước, cồn.
-
Màng nguyên sinh chất
Trong tế bào có tính bán thấm, chỉ cho dung môi đi vào trong tế bào. Vì vậy khi nguyên liệu còn tươi không thể chiết xuất các chất tan trong tế bào. Do đó khi chiết xuất người ta thường sử dụng dược liệu đã sấy khô. Khi cần chiết dược liệu tươi cần phải nhúng cồn ở nhiệt độ cao hay độ cồn cao màng nguyên sinh chất bị phá vỡ, tạo điều kiện cho các chất tan đi qua màng tế bào.
-
Các chất chứa trong tế bào:
- Alcaloid là nhóm hoạt chất quan trọng trong điều trị, có tính chất kiềm và thường tồn tại trong dược liệu dưới dạng muối của các acid hữu cơ (citric, malic, tartric. oxalic,…). Các muối alcaloid dễ tan trong nước và trong ethanol loãng.
- Glycosid là nhóm hoạt chất gồm glycosid trợ tim, saponosid, anthraglycosid, Aavonoid. Trong dung dịch nước, ở môi trường kiềm hoặc acid, các glycosid bị thủy phân tạo thành đường (glucose, ramnose…) và aglycon không có tác dụng dược lý. Một số enzym cũng gây thủy phân glycosid.
- Tanin: Đặc biệt, tanin làm kết tủa albumin và alcaloid. Một số glycosid tan trong cồn, một số tan trong nước.
- Các vitamin tan trong nước: Vitamin c, vitamin B không bền vững ở nhiệt độ cao, môi trường kiềm và dễ bị oxy hóa. Các vitamin tan trong dầu: E, F, A. D không bền vững ở nhiệt độ cao và dễ bị oxy hóa.
- Tinh dầu, nhựa, chất béo là những chất dễ tan trong dầu, cồn cao độ, rất ít tan trong nước.
- Pectin, chất nhầy, gồm là các chất có khối lượng phân tử lớn, tạo dung dịch keo với nước và làm cho dịch chiết khó lọc, tạo môi trường cho vi khuẩn nấm mốc phát triển. Các chất này có tác dụng làm dịu niêm mạc. Nếu không vì mục đích này. thường người ta loại ra khỏi dịch chiết bằng cách kết tủa với cồn cao độ.
- Tinh bột là các polysaccharid có khối lượng phân tử cao, cấu tạo có hai phần amilose tan trong nước và amilopectin ít tan trong nước. Tinh bột tạo dung dịch keo với nước nóng, dung dịch keo ở pH acid, hoặc tác dụng của enzym(amilase) dễ bị thủy phân cho các đường khử. Trong dịch chiết có chứa tinh bột dễ dàng nhiễm khuẩn và nấm mốc.
- Các chất màu trong dược liệu thực vật có bản chất hóa học khác nhau nên có thể tan trong nước, ethanol và ether. Các chất màu dưới tác dụng của nhiệt độ, ánh sáng, pH, có thể biến đổi làm cho màu sắc dịch chiết thay đổi.
- Chất lượng của dược liệu liên quan trực tiếp tới chất lượng dịch chiết và thành phẩm. Để có được liệu đạt tiêu chuẩn, người ta phải chú ý tới việc lựa chọn loại, giống, cách nuôi trồng, thu hái, ổn định và bảo quản.