-
Contents
Định nghĩa
Hỗn dịch thuốc là các thuốc lỏng để uống, tiêm, dùng ngoài chứa các được chất rắn không tan dưới dạng các hạt rất nhỏ (đường kính >0,1 um) được phân tán đồng đều trong chất lỏng là môi trường phân tán (chất dẫn).
-
Thành phần hỗn dịch thuốc
Dược chất
Dược chất chính của hỗn dịch thuốc là các chất rắn thực tế không tan hoặc trong chất dẫn). Ngoài ra trong chất dẫn có thể có mặt của các dược chất khác hòa tan. có tác dụng hợp đồng với dược chất rắn không tan. Các dược chất rắn không tan thường gặp có hai loại:
- Được chất rắn không tan nhưng có bề mặt tiểu phân dễ thấm môi trường phân tán. Nếu môi trường phân tán là nước (và các chất lỏng phân cực khác) thì các loại chất này được gọi là chất dễ thấm nước (thân nước hay sợ dầu). Ví dụ: MgO. MgC03,CaC03, ZnO, bismutnitrat kiểm, một số kháng sinh, các sulĩamid …
- Một số hợp chất có bề mặt rất khó thấm nước được gọi là các chất sơ nước (thân dầu). Ví dụ: terpin hydrat, long não, menthol, salol….
Có rất nhiều phương pháp để xác định khả năng thấm ướt chất lỏng của bề mặt các tiêu phân chất rắn không tan nhưng thông dụng nhất là xác định góc thấm của chúng lỏng khi tiếp xúc.
-
Môi trường phân tán
– Môi trường phân tán của hỗn dịch thuốc có thể là nước cất, các chất lỏng phân cực khác (ethanol, glycerin…) hoặc các loại dầu lỏng (không phân cực), không có tác dụng dược lí và các chất lỏng tổng hợp hoặc bán tổng hợp khác.
– Các chất bảo vệ được chất (cả các dược chất rắn không tan và được chất hòa tan trong môi trường phân tán) giúp cho các dược chất này không bị biến đổi về hóa học trong quá trình bảo chế và bảo quản thuốc.
– Các chất điều hương, điều vị (cho thuốc uống).
– Các chất bảo quản chống sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, nấm mốc.
-
Đặc điểm của hỗn dịch thuốc
Đặc điểm nổi bật nhất của dạng thuốc hỗn dịch là dạng thuốc có cấu trúc thuộc hệ phân tán cd học nên rất không vững bền về mặt nhiệt động học. Pha phân tán dần dần sẽ tách ra khỏi môi trường phân tán. về mặt hình thái cảm quan: hồn dịch là chất lỏng đục hoặc thể lỏng trong đó chứa một lớp cặn đọng ở đáy chai và khi lắc nhẹ chai thuốc, cặn này sẽ phân tán trở lai trong chất lỏng tái tạo lỏng đục.
Ngoài ra còn gặp dạng bột hoặc cốm nhỏ được điều chế sẵn để trước khi dùng chuyển thành dạng hỗn dịch bằng cách lắc với một chất dẫn thích hợp.
Về cách gọi tên, cũng giống như đối với nhũ tương thuốc, trong thực tế hỗn dịch thuốc thường được gọi cách sử dụng Ví dụ: potio (nếu là hỗn dịch nước được làm ngọt và pha chế theo đơn để bệnh nhân uống từng thìa), thuốc xoa (linimentum), thuốc bôi xức (lotio), thuốc súc miệng (gargarismata), thuốc nhỏ mắt (oculo-guttae), thuốc tiêm hoặc thuốc tiêm tác dụng chậm, (vì thuốc tiêm dưới dạng hỗn dịch thường có tác dụng chậm và tác dụng kéo dài)
Về mặt lí hóa. hỗn dịch thuốc là những hệ phân tán dị thể, cấu tạo bởi một pha phản tán rắn và một môi trường phân tán lỏng. Nhìn chúng tiểụ phân rắn phân tán trong hỗn dịch thuốc thường đường kính từ 1 đến hàng chục nũcromet, lớn hơn tiểu phân của pha phân tán trong dung dịch keo và nhũ tương. Trong đa số các hỗn dịch thuốc, tiểu phân dược chất rắn phân tán có đường kính lớn hơn 10 micromet là những hệ phân tán thể thô, nhưng cũng có trường hợp tiêu phân được chất rắn phân tán có đường kính từ 0,1 – 1 micromet nên là những hệ phân tán vi dị thể.
Trong nhiều trường hợp. môi trường phân tán trong của hỗn dịch thuốc lại là dung dịch của các dược chất và các chất phụ hoặc là một nhũ tương nên là những hệ phân tán phức tạp: dung dịch – hỗn dịch hoặc hỗn dịch – nhũ tương.
Cũng cần lưu ý rằng trong các dạng thuốc mỡ, thuốc đặt hoặc thuốc phun mù (aerosol) ta cũng gặp một số chế phẩm có cấu trúc gần giống hỗn dịch, nói cách khác cũng là những hệ phân tán dị thể của các dược chất rắn trong một chất dẫn. Nhưng khác với hỗn dịch, chất dẫn trong các chế phẩm này là những chất thế mềm hoặc thể khí nên các chế phẩm này có nhiều đặc điểm khác và được sử dụng cũng khác với hỗn dịch, vì vậy chúng ta không xét trong phần này.