Contents
1.Phân loại
-
Theo nguồn gốc các chất dẫn
Hỗn dịch nước, hỗn dịch dầu, hỗn dịch glycerin…
-
Theo đường dùng
Hay gặp nhất là các hỗn dịch nước dưới cả ba dạng: uống; tiêm dưới da, tiêm bắp (không được tiêm hỗn dịch thuốc vào mạch và tủy sống) và dùng ngoài. Các hỗn dịch dầu chỉ gặp dưới dạng tiêm bắp và dùng ngoài. Hỗn dịch nhũ tương có thể gặp ở hai dạng uống và dùng ngoài.
- Theo kích thước các tiểu phân dược chất rắn phân tán:Có thể chia làm 2 loại hỗn dịch:
- Hỗn dịch khô còn gọi là “hỗn dịch phải lắc” trong đó tiểu phân được chất rắn có kích thước từ 10 – 100 micromet nên chịu tác dụng chủ yếu của trọng lực và thường tách lớp, đóng cặn ở đáy chai trong quá trình bảo quản, nên trước khi dùng phải lắc chai thuốc để lập lại trạng thái phân tán đồng đều. Các hỗn dịch thuốc điều chế theo đơn trong phòng bào chế nhỏ bằng phương pháp phân tán cơ học và dùng các phương tiện thủ công thô sơ như lắc trong chai hoặc nghiền bằng cối chày thuộc loại hỗn dịch thô.
- Hỗn dịch còn gọi là “hợp dịch”, trong đó tiểu phân dược chất rắn phân tán có kích thước trong khoảng 0,1-1 micromet, nhỏ gần như các hạt keo, các tiểu phân này tuân theo chuyển động Brown và các hiện tượng nhiệt động học khác nên chúng là các hệ phân tán khá vững bền và vì vậy thường thấy ở trạng thái chất lỏng đục. Về mặt cấu trúc lí hóa, các hỗn dịch này là những hệ phân tán vi dị thể.
-
Yêu cầu chất lượng của thuốc hỗn dịch
Xuất phát từ đặc điểm kém vững bền của dạng thuốc hỗn dịch như đã phân tích ở trên và để đảm bảo khi sử dụng được chất rắn không tan được phân bố đều trong các liều thuốc, Dược điển Việt Nam quy định phải đóng thuốc hỗn dịch vào chai có dung tích lớn hơn thể tích của thuốc dựng, trên chai phải dán nhãn phụ “lắc trước khi dùng” yêu cầu thuốc hỗn dịch phải đảm bảo: Khi để yên được chất rắn phân tán có thể tách thành lớp riêng nhưng phải trở lại trạng thái phân tán đồng đều trong chất dẫn khi lắc nhẹ chai thuốc trong 1-2 phút và giữ nguyên được trạng thái phản tán đó trong vài phút”. Chất lượng lí tưởng đối với hôn dịch thuốc là phải luôn ở trạng thái ổn định, nói cách khác là các tiểu phân dược chất rắn không tan phải luôn ở trạng thái phân tán đồng đều trong chất dẫn, nhưng trên thực tế không thể thực hiện được điều này khi môi trường phân tán là một chất lỏng (chỉ có thể thực hiện được khi môi trường phân tán là một chất mềm như các thuốc mỡ, thuốc đặt…). Yêu cầu này chỉ là tối thiểu nhằm đảm bảo khi sử dụng thuốc, lượng dược chất được phân phối tương đối đều trong các liệu. Một vài phút là khoảng thời gian đủ để phân liều. Do đó, nếu trước khi sử dụng ta lắc nhẹ chai thuốc mà các tiểu phân dược chất rắn dễ dàng và nhanh chóng lại trạng thái phân tán như ban đầu và giữ nguyên ở trạng thái đó trong khoảng thời gian vài phút sẽ đảm bảo việc phân chia liều lượng thuốc được tương đối chính xác.
-
- Tuy vậy, thực tế đối với hỗn dịch thuốc, rất khó đảm bảo được chất rắn được phân phối một cách hoàn toàn chính xác trong các liều dùng nên để đề phòng tai biến ngộ độc có thể xảy ra, nhất là khi bệnh nhân không thực hiện đúng sự hướng dẫn. không lắc chai thuốc trước khi dùng. Hầu như tất cả các Dược điển còn quy định không được phân chất độc hỗn dịch khi chúng không hòa tan trong môi trường phân tán.