Dung môi được lựa chọn để hòa tan dược chất, ngoài ra còn có vai trò làm chậm sự hóa hơi của chất đẩy để áp suất trong bình không bị giảm nhanh trong quá trình sử dụng, đảm bảo điều kiện phân tán mịn các tiểu phân khi phun thuốc và độ chính xác phân liều. Dung môi cần phải có khả năng hòa tan chất đẩy. Các chất đẩy là chất không phân cực nên rất ít có dung môi thích hợp. Ethanol hay được sử dụng làm dung môi cho thuốc phun mù , ngoài ra còn dùng PEG, propyl glycol, ethyl acetat, hexylen glycol, aceton, glycol ether. Các chất này có độ độc cao hơn ethanol, cần lưu ý xem xét đặc biệt khi thử dùng cho miệng và mũi, dùng để xông hít… Hệ dung dịch thuốc được áp dụng cho thuốc phun mù các chế phẩm gây mê tại chỗ, tạo màng bảo vệ da, chống viêm, thuốc phun mù dùng cho miệng, mũi. Thuốc phun mù tại chỗ thường có tỷ lệ chất đẩy và thuốc từ 10:90 đến 50:50. Đối với thuốc phun mù dùng để xông hít cho miệng, mũi chất đẩy cần nhiều hơn có thể từ 90 – 95% (có khi tới 99,5%).
Tỉ lệ chất đẩy càng cao thuốc phun mù càng tạo hạt mịn nhỏ.
Khi mở van hỗn hợp thuốc, dung môi và chất đẩy được phun vào không khí. Các chất đẩy là khí hóa lỏng sẽ thu nhiệt và bay hơi làm cho các tiểu phân thuốc bị vỡ thành các hạt nhỏ hơn và treo lơ lửng trong không khí Các tiểu phân này nhỏ từ 5 – 10 cm hoặc nhỏ hơn 5 cm đối với các thuốc phun mù xông hít, và có kích thước từ 30 – 50 cm đối với thuốc phun mù tại chỗ
Công thức thử nghiệm cơ bản của thuốc phun mù hệ dung dịch dùng cho mũi, miệng và tại chỗ được ghi trong bảng 6.8, bảng 6.9.
Tên thành phần | Các chất có thể dùng trong công thức |
Hoạt chất | Tan được trong hệ |
Dung môi | Ethanol |
Các glycol | |
Nước | |
Chất tăng độ tan (chất diện hoạt) | |
Chất chống oxy hóa | Acid ascorbic |
Chất làm thơm | Tinh dầu thơm |
Chất đẩy (hoặc hỗn hợp | Chất đẩy 12 |
chất đẩy) | 12/11 |
12/114 | |
12/11/114 | |
152/142 |
Bảng 6.9: Công thức cho thuốc phun mù dùng tại chỗ hệ dung dịch
Tên thành phần | Các chất có thể dùng trong công thức |
Hoạt chất | Tan được trong hệ |
Dung môi | Ethanol và isopropanol Các glycol Isopropyl ester Các chất điện hoạt |
Chất chống oxy hóa | Acid ascorbic |
Chất bảo quản | Methyl và propyl paraben |
Chất đẩy và hỗn hợp chất đẩy | ỉsobutan Propan/butan Propan/isobutan Chất đẩy 12 Dimethyl ether Chất đẩy 152/142 22/142. |
Khi thiết kế công thức thuốc phun mù hệ dung dịch cần chú ý một số vấn đề sau:
- Ảnh hưởng của hỗn hợp dung môi, chất đẩy đến độ hòa tan và độ ổn định của dược chất.
- Kích thước tiểu phân thuốc phun mù và sức căng bề mặt chất lỏng.
- Khả năng gây kích ứng của các chất phụ (chất chống oxy hóa, chất bảo quản…) khi dùng tại chỗ và dùng cho miệng, mủi.
- Với thuốc phun mù dùng cho miệng và mũi, chất phụ tăng độ tan cần phải dễ dàng được chuyển hóa không bị lưu giữ ở màng nhầy của đường hô hấp.
Tỉ lệ thành phần có thể sử dụng như công thức sau đây khi có hydrocarbon hoạt chất từ 10 – 15 %, dung môi như ethanol hoặc propylen glycol từ 10 -15%, nước cất 10 – 15%, chất đẩy hydrocarbon. Ví dụ về công thức thuốc phun mù chỉ định hoạt chất chữa hen dùng cho đường hô hấp như sau:
0,25 (% trọng lượng) 0,10 (% trọng lượng) 35,75 (% trọng lượng) |
63,90 (% trọng lượng) |
Isoproterenol HC1 Acid ascorbic Ethanol Chất đẩy 12