Chọn lựa đóng gói và bảo quản dược liệu

Contents

1.Chọn lựa

    Việc chọn lựa mặc dù đã được thực hiện một phần trong quá trình thu hái, tuy nhiên sau khi sấy khô nhất thiết phải chọn lựa lại trước khi đóng gói đưa ra thị trường để đảm bảo dược liệu đạt tiêu chuẩn quy định. Một số quy định  thường được đề ra về:

        • Tạp chất, bao gồm các tạp chất hữu cơ (rơm, rạ,vật lạ khác, … hoặc vô cơ, đất, cát…)

        • các bộ phận khác không phải bộ phận quy định được dùng ( lá bị lẫn với cành, rễ lẫn với thân…)

        • Màu sắc, mùi vị.

        • Tỷ lệ vụn nát

        • Nhiễm mốc mọt.

Công việc chọn lựa chủ yếu tiến hành bằng tay, có thể dùng dụng cụ hoặc máy móc đơn giản như rây có các mắt khác nhau, quạt gió…

dược liệu đã được chọn lựa

2.Đóng gói

Mục đích của việc đóng gói là để bảo vệ dược liệu về mọi mặt trong thời gian vận chuyển hay bảo quản.

Khi đóng gói cần phải theo đúng tiêu chuẩn về loại bao bì, kích thước, khối lượng nguyên, khối lượng cả bì, nơi sản xuất, số kiểm soát,… Nếu đóng gói nhỏ có thể dùng ngay thì trên nhãn phải ghi cả công dụng, cách dùng, liều dùng, hạn dùng.

đóng gói dược liệu

       3.Bảo quản

Bảo quản dược liệu nhằm giữ hình thức và phẩm chất của dược liệu để không bị giảm sút (nếu bảo quản không tốt thì dược liệu dễ bị ẩm mốc, sâu mọt, biến đổi màu sắc mùi vị). Trong thời gian bảo quản, dược liệu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm. đặc biệt ẩm ướt là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng dược liệu. nếu dược liệu dễ hút ẩm thì phải đựng trong ao bì bằng nhựa tổng hợp hoặc bằng sắt dưới đáy có để chất hút ẩm.

Muốn bảo vệ dược liệu tốt thì phải xây dựng kho chứa đúng quy cách. Kho thường được xây dựng bằng các nguyên liệu chống cháy. Kho phải mát, thoáng gió, khô ráo. Giữa các giá phải có lối đi lại. Các dược liệu độc như cà độc dược, ô đầu, mã tiền … và các dược liệu có tinh  dầu như hồi, đinh hương, quế, bạc hà… phải để riêng.Định kỳ phải theo dõi nấm mốc, sâu bọ

Nấm mốc thường gặp thuộc các chi Arpergillus, Penicillium, Mucor,Rhizopus.

Sâu mọt trên dược liệu hay gặp các loại : mọt gạo, mọt thóc đổ (tribolium jerrugieum), mọt cà phê (Araecerus jasciculalus) mọt thuốc (Stegobium paniceum)…

bảo quản dược liệu

 

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.