Hoài sơn là thân rễ đã chế biến của cây củ mài – Dioscorea persimilis Prain et Burkill, họ củ nâu – Dioscoreaceae.
Tên khoa học là Rhizoma Dioscorae persimils
Contents
1.Đặc điểm thực vật và phân bố
Dây leo quấn sang phải. Thân rễ phình thành củ ăn sâu xuống đất khó đào, củ hình chày có thể dài lên đến 1m, mặt ngoài có màu xám nâu bên trong có ột màu trắng. Phần trên mặt đất, ở kẽ lá thỉnh thoảng có những củ còn nhỏ, củ này có thể đem đi trồng được. Lá mọc đối hoặc có khi là mọc sole. Lá đơn, nhẵn hình tim đầu nhọn có 5 – 7 cái gân chính. Hoa mọc thành bông, trục bông khúc khuỷu mang rất nhiều hoa. , Hoa đực và hoa cái khác gốc. Bao hoa 6, chúng dài bằng nhau, nhị 6, hoa cái mọc thành từng bông. Quả nang có 3 cánh. Cây mọc hoang ở rừng nhân dân ta vẫn đào củ để ăn và làm dược liệu để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Hiện nay cây được trồng nhiều ở nhiều nơi, nhân giống bằng củ, thu hoạch từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau.
2.Bộ phận dùng, thu hái
Thân rễ đào để rửa sạch đất, gọt vỏ, ngâm với nước phèn chua 2 – 4 giờ, vớt ra cho vào lò sấy diêm sinh cho đến khi mềm, mang ra phơi hoặc sấy cho se lại, đem gọt và lăn nó thành trụ tròn. Tiếp tục sấy diêm sinh một ngày một đêm nữa rồi đem phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 60 độ C cho tới khi độ ẩm không quá 10%. Sau khi chế biến, hoài sơn có hình trụ tròn dài 8 – 20cm, đường kính từ 1 – 3cm. Mặt ngoài có màu trắng hoặc vàng ngà, vết cắt có nhiều bột, không có chất xơ, rắn chắc, không có mùi vị. Ta đã chế biến được vị hoài sơn và đã xuất khẩu.
3.Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu là tinh bột và chất nhầy: Hoài sơn có chứa một lượng lớn tinh bột 60%, ngoài ra gần đây các nhà khoa học nhật bản còn tìm ra các hoạt chất mới muxin; men tiêu hóa mantoza, chất béo 0,45%, protit 6,75%.
Tình vị: theo y học cổ truyền hoài sơn có vị ngọt, tính bình, vào 4 kinh tỳ, vị, phế và thận.
4.Công dụng
Trong y học dân tộc cổ truyền làm thuốc bổ tỳ, bổ thận, lỵ mãn tính, đái đường, đái đêm, di tinh, mồ hôi trộm, chóng mặt, hoa mắt, đau lưng
Ngày dùng 12 – 24g trên ngày. Dạng thuốc sắc, thuốc bột.