-
Contents
Độ mịn của dược liệu
Các dược liệu được chia nhỏ sẽ làm tăng diện tiếp xúc giữa dược liệu và dung môi. làm tăng hệ số khuếch tán trong giai đoạn một của quá trình chiết xuất, từ đó làm tăng hiệu suất chiết. Tuy nhiên, nếu dược liệu quá nhỏ, màng tế bào có tính thấm tích bị phá vỡ do tế bào bị chia cắt giập nát, tạo điều kiện cho tạp chất dễ dàng hòa tan vào dung môi. Khi đó dung môi có thể chiết được ít hoạt chất và nhiều tạp chất hơn. Để tránh các tế bào bị vỡ nát, người ta thường phân chia dược liệu bằng cách thái lát mỏng hoặc xay thô.
Tùy theo tính chất dược liệu mà mức độ phân chia khác nhau:
- lá. thân thảo thường làm thành bột thô (qua rẩy 2000/355)
- Rễ cây phân chia thành nửa thô (qua rẩy 710/250)
- Vỏ cứng, thân gỗ phân chia thành nửa mịn (qua rẩy 355/180)
- Dược liệu chứa alcaloid, glycosid làm thành bột mịn (qua rây 180)
- Dược liệu chứa nhiều gồm, chất nhầy, pectin… nếu dùng dung môi nước, ethanol loãng không nên phân chia nhỏ để hạn chế các tạp chất này đi vào dịch chiết.
Trong phương pháp ngâm, dược liệu thường được thái lớp mỏng hoặc xay thô, nửa. Trong phương pháp ngấm kiệt, dược liệu thường được làm thành bột mịn hoặc nửa mịn.
-
Tỷ lệ dược liệu và dung môi
Trong chiết xuất nếu dùng ít dung môi có thể không chiết hết hoạt chất, nhưng nếu dùng nhiều dung môi có thể làm tăng tạp chất trong dịch chiết. Tùy theo tính chất dược liệu, mục đích và phương pháp chiết xuất, tỉ lệ dược liệu và dung môi được lựa chọn thích hợp trong từng quy trình sản xuất một chế phẩm cụ thể. thường được xem xét cùng các yếu tố khác trong kỹ thuật quy hoạch thực nghiệm tối ưu.
Thông thường đối với dược liệu không đắt tiền, không cần chiết hoạt chất, để điều chế cồn thuốc, lượng dịch chiết thu được gấp 5 lần dược liệu. Đối với dược liệu độc, quý hiếm, cần chiết kiệt hoặc để điều chế cao thuốc lượng dung môi cần dùng khoảng 10 lần dược liệu.
-
Độ pH
Khi chiết xuất các dược liệu chứa alcaloid, tỷ lệ hoạt chất trong dịch chiết tăng lên nếu dung môi được acid hóa với acid citric, tartric, hydrocloric. Dung môi dùng cho mỗi loại dược liệu cần được acid hóa bằng một loại acid thích hợp (tạo muối dễ tan nhất).
Ví dụ:
- Khi chiết xuất hoạt chất trong vỏ canhkĩna dùng nước acid hóa với HC1
- Khi chiết hoạt chất trong mạch người ta dùng acid tartric.
- Khi chiết xuất saponosid trong dược liệu, người ta kiềm hóa nước với amoni hydroxyd, natri hydrocarbonat tỉ lệ 5 – 10%. Vì saponosid tồn tại trong tế bào thực vật ở dạng acid ít tan trong nước, khi chuyển sang saponosid trung tính dễ tan hơn.
- Khi chiết xuất hoạt chất ílavonoid trong dược liệu cam thảo, người ta kiểm hóa nước bằng amoni hydroxyd vì sẽ tạo ra hoạt chất ở dạng muối amoni dễ tan hơn.