-
Contents
Ngấm kiệt phân đoạn (tái ngấm kiệt)
Nguyên tắc:
Dược liệu được chia thành nhiều phần, dịch chiết đặc thu được lúc đầu của mỗi lần chiết được để riêng, dịch chiết loãng của phần dược liệu trước được dùng làm dung môi chiết dược liệu mới ở phần sau:
Cách tiến hành:
Chia dược liệu thành các phần không đều nhau và nhỏ dần.1000 g dược liệu được chia thành ba phần: 500 g, 300 g, 200 g. Phần 500 g được làm ẩm và chiết xuất bằng dung môi mới. Nếu hệ số giữa lượng dung môi cần để làm ẩm trương nở và hư hao so với lượng dược liệu là 1 : 1 thì lượng dung môi cần dùng để thu được cao lỏng 1 : 1 là 2000 g.
– Thu 200 ml dịch chiết đầu để riêng. Dịch chiết loãng thu được tiếp theo dùng để làm ẩm và chiết xuất phần 300 g dược liệu.
- Từ phần dược liệu 300 g thu lấy 300 g dịch chiết đầu để riêng. Dịch chiết loãng thu được tiếp theo dùng để làm ẩm, chiết xuất phần dược liệu 200g.
- Từ phần dược liệu 200 g thu được 500g dịch chiết.
- Gộp 3 phần dịch chiết thu được sau 3 phân đoạn là 1000 g.
Phương pháp này có ưu điểm tốn ít dung môi và thu được dịch chiết đậm đặc là cao lỏng 1 : 1 không cần cô đặc, thích hợp khi điều chế cao lỏng với hoạt chất dễ hỏng do nhiệt. Nhược điểm của phương pháp là không chiết kiệt hoạt chất nên thường chỉ áp dụng cho dược liệu rẻ tiền.
- Ngấm kiệt có tác động của áp suất
- Ngấm kiệt với áp suất cao là dùng áp lực của khí nén để đẩy dung môi đi qua dược liệu chứa trong các bình ngấm kiệt hình trụ dài, có đường kính nhỏ
- Ngấm kiệt với áp suất giảm là dung môi đi qua khối dược liệu nhờ lực hút của máy hút chân không
Hai phương pháp này cho phép chiết kiệt được hoạt chất và thu được dịch chiết đậm đặc. Vì dung môi đi qua dược liệu trên một tiết diện nhỏ, bình có chiều dài lớn nên dược liệu được tiếp xúc với một thể tích rất lớn dung môi mới.
-
Chiết xuất ngược dòng
Nguyên tắc:
Dược liệu lần lượt được chiết xuất bằng những dịch chiết có nồng độ hoạt chất giảm dần, dược liệu còn ít hoạt chất nhất được chiết xuất bằng dung môi mới,vì vậy có hiệu suất chiết cao.Dung môi lần lượt chiết xuất những dược liệu có nồng độ hoạt chất tăng dần,dịch chiết thu được đậm đặc.Chiết xuất ngược dòng được tiến hành trong một hệ thống thiết bị không liên tục hoặc liên tục.Chiết xuất ngược dòng không liên tục:
Bô” trí một sô” bình cần thiết bằng số lần chiết cộng thêm một bình dự trữ để cho dược liệu mới.
Ví dụ: Nếu chiết xuất dược liệu 4 lần thì sẽ dùng 5 bình (hình 4.4). cần chuẩn bị một bình dự trữ (I).
Một bình đã chiết xuất lần thứ nhất (II)
Một bình đã chiết xuất lần thứ hai (III)
Một bình đã chiết xuất lần thứ ba (IV)
Dung môi (DM) |
Một bình đã chiết xuất lần thứ tư (V)
Cho dung môi mới vào bình số V và dịch chiết của bình rút ra được làm dung môi cho bình sau (theo cách chỉ trong sơ đồ) lần lượt qua các bình số IV, số III, sô
- Từ bình số II rút dịch chiết đậm đặc để riêng. Dược liệu trong bình số đã kiệt hoạt chất được tháo khỏi bình. Cho dược liệu mới vào bình số I.
Cho dung môi mới vào bình số và lần lượt chuyển dịch chiết như trên qua các bình số III, số II, số I, rút dịch chiết đậm đặc ở bình số I để riêng. Tháo bã dược liệu của bình số cho dược liệu mới vào bình số V và đưa vào hệ thống. Hai lần đưa dung môi mới vào bình III, bình II được thực hiện tương tự mô tả như trong hình 4.4.
Cuối chu kỳ cho dung môi mới vào bình số I và lần lượt chuyển dịch chiết qua các bình số V, số IV, số III. Rút dịch chiết đậm đặc ở bình số III để riêng. Tháo bã dược liệu của bình số I. Từ đây lại tiếp tục cho chu kỳ mới.
-
Chiết xuất ngược dòng liên tục:
Dược liệu được di chuyển từ phía đầu đến phía cuối thiết bị trong những bộ phận hình lòng máng hoặc hình trụ một cách từ từ nhờ các bộ phận vận chuyển khác nhau (gầu, răng, cào, băng chuyền).
Dung môi được đưa vào phía cuối thiết bị và đi ngược dòng với dược liệu. Nhờ tiếp xúc với dược liệu có hoạt chất cao ở đầu thiết bị nên dịch chiết thu được đậm đặc.
Chiết xuất ngược dòng thu được dịch chiết đậm đặc nên thường áp dụng trong điều chế cao thuốc.