Các dung dịch tiêm truyền cung cấp nước

Cơ thể người bình thường chứa khoảng 45 – 60% nước. Khi người bệnh bị sốt cao, nôn, tiêu chảy kéo dài có thể dẫn tới tình trạng cơ thể bị mất nước, làm tăng nồng độ các chất điện giải trong các dịch cơ thể. Khi cơ thể bị mất nước cần phải bù lại cho cơ thể lượng nước đã mất bằng cách truyền các dung dịch như dung dịch glucose 5% hoặc dung dịch sorbitol 5% hoặc dung dịch fructose 10% hoặc dung dịch saccharose thủy phân (dung dịch đường) có chứa hỗn hợp bằng phần glucose và íructose được tạo ra bằng cách thủy phân saccharose trong môi trường acid.

Khi truyền vào máu, glucose nhanh chóng được chuyển hóa thành glycogen (khả năng chuyển hóa từ íructose thành glycogen tốt hơn là từ glucose), phần nước sẽ đi vào các khoang khác nhau của cơ thể (trong tế bào, khoang gian bào) để bù lại lượng nước cơ thể đã mất. Nếu tình trạng bệnh nhân cho phép, tốc độ truyền dịch có thể tới 8-10 ml/ phút. Các dung dịch glucose với nồng độ trên 5%, ngoài tác dụng cung cấp nước, chúng còn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.

Nói chung khi cơ thể bị mất nước thường kéo theo mất điện giải ở một mức độ nào đó, cho nên để đồng thời bù nước và chất điện giải cho cơ thể, người ta thường bào chế các dung dịch đường kết hợp với chất điện giải như dung dịch glucose 2,5% và natri clorid 0,45%, dung dịch glucose 2,5% và natri clorid 0,9% hoặc dung dịch glucose 5% và natri clorid 0,2% …                                             .

  • Dung dịch glucose 5%:

Công thức: Glucose khan                                                       50 g

Nước cất để pha thuốc tiêm vđ. 1000 ml

Dược điển Việt Nam quy định dùng glucose khan. Trong thực tế có thể dùng glucose kết tinh ngậm một phân tử nước để pha nhưng phải tính lượng nước kết tinh (100 g glucose tương đương với 110 g glucose ngậm một phân tử nước). Đồng thời phải tính nguyên liệu để bù vào độ ẩm của nguyên liệu theo công thức:

Trong đó:

m là khối lượng nguyên liệu cần phải cân

a là khối lượng nguyên liệu lý thuyết tính theo lượng dung dịch cần pha b là độ ẩm của nguyên liệu

Glucose dùng làm nguyên liệu pha chế phải là nguyên liệu đạt các tiêu chuẩn quy định của Dược điển dùng để pha thuốc tiêm, không bị nhiễm nấm và không có chất gây sốt.

Các dung dịch glucose, đặc biệt là các dung dịch có nồng độ glucose cao có thể biến màu khi tiệt khuẩn ở nhiệt độ cao. Sự biến màu này là do glucose bị caramen hóa dưới tác động của nhiệt và môi trường kiểm (nhả ra từ bề mặt của bao bì thủy tinh, trường hợp dùng bao bì thủy tinh không trung tính). Để hạn chế mức độ caramen hóa đường, Dược điển Nga ghi công thức của các dung dịch glucose như sau:

Glucose khan                      50 g hoặc 100 g hoặc 250 g hoặc 400 g

Dung dich acid hydrocloric 0,1N vừa đủ đến pH = 3-4 Natri clorid        0,26 g

Nước cất vđ.                        1000 ml

Người ta cho rằng natri clorid tạo phức với glucose và phức hợp này khó bị caramen hóa hơn và dung dịch mặn – ngọt này phù hợp hơn với dịch sinh lý của cơ thể.

Nhiệt độ quá cao khi tiệt khuẩn cũng là một yếu tố thúc đẩy sự biến màu của dung dịch glucose. Vì vậy, chỉ tiệt khuẩn dung dịch glucose bằng nồi hấp ở nhiệt độ ở 121 – 124°c trong 15 phút và khi đã đủ thời gian nên lấy thuốc ra ngay mà không nên “ủ” trong nồi hấp.

Tuỳ theo thành phần, các dung dịch glucose có thể có pH từ 3,5 -6,5.

Dung dịch glucose 5%

  • Dung dịch saccharose thủy phân:

Công thức: Saccharose                                                        47,5 g

Dung dịch acid hydrocloric 0,1 N 4,0 ml Nước cất để pha thuốc tiêm vđ.                                                     1000 ml

Hòa tan saccharose trong nước, thêm acid, lọc trong, hấp trong nồi hấp ở 121° c trong 30 phút. Dưới tác động của môi trường acid và nhiệt, saccharose sẽ được thủy phân thành glucose và íructose. Dung dịch có pH khoảng 3,5 – 6 (theo ƯSP 26).

Saccharose  

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.