Các dung dịch tiêm truyền cung cấp chất điện giải

Tế bào sống, đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống luôn được tắm  trong dịch sinh lý. được giữ ổn định và điều tiết bằng nhiều quá trình sinh lý phức tạp.

Bất kỳ một sự thay đổi nào về lượng cũng như về thành phần của các dịch này đều có thể gây ra những rối loạn sinh lý.

Dịch cơ thể nói chung được chia thành: Huyết tương (dịch ở trong lòng mạch máu), dịch nội bào (dịch ở trong lòng tê bào) và dịch gian bào (dịch ở khoảng giữa các tế bào). Thành phần của các dịch này là nước có chứa hỗn hợp các chất điện giải, các chất tan trung tính. Thành phần các chất điện giải trong huyết tương, dịch nội bào và dịch gian bào được ghi ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Nồng độ các chất điện giải trong các dịch của cơ thể người bình thường

Chất điện giải Huyết tương (mg/lít) Huyết tương (mEq/lít) Dịch gian bào ‘ (mEq/iit) Dịch nội bào (mEq/lít)
Các cation
Na* 327 142 145 10
K* 20 5 4 160
Ca** 10 5 5 2
Mg** 4 2 2 26
Tổng công 361 154 156 198
Các anion
cr 366 102 115 2
hco3 366 27 30 8
hpo4 10 2 2 120
S04 5 1 1 20
Các acid hữu cơ 6 7
Protein 7100 16 1 48
Tổng cộng 7487 154 156 198

Số liệu ở bảng 3.14 cho thấy có hai vấn đề cần lưu ý:

  1. Contents

    Nếu biểu thị nồng độ của các chất điện giải bằng lượng chất tan (mg) trong một thể tích dịch (lít) thì không nhận thấy sự cân bằng giữa cation và anion

Nhưng khi biểu thị nồng độ các chất điện giải bằng miligam đương lượng (mEq) thì thấy luôn luôn có sự cân bằng giữa cation và anion trong bất kỳ dịch cơ thể nào. Tổng lượng chất điện giải trong 1 lít huyết tương là 308 mEq. Do vậy, một dung dịch chất điện giải bất kỳ nào đó được coi là đẳng trương với máu cần phải có tổng lượng chất điện giải là 308 mEq trong 1 lít dung dịch.

  1. Dịch ngoại bào (huyết tương và dịch gian bào)

Có nồng độ ion natri và clorid rất cao so với dịch nội bào. Huyết tương có nồng độ protein cao hơn nhưng nồng độ các anion khác lại thấp hơn nhiều so với dịch gian bào. Vì vậy, khi xây dựng công thức dung dịch tiêm truyền cung cấp chất điện giải cần phải xét đến các yếu tố sinh lý này.

Khi người bệnh bị mất chất điện giải, tỷ lệ các chất điện giải bị mất không như nhau. Vì vậy cần xét nghiệm để xác định xem bệnh nhân bị mất chất điện giải nào, cần bổ sung bao nhiêu, trên cơ sở đó mà có chỉ định truyền dung dịch điện giải thích hợp. Trong những trường hợp này, dung dịch chất điện giải cần truyền cho bệnh nhân có thể được kê đơn dưới dạng:

Rp.

Na+ 147mEq
K” 4 mEq
Ca~ 4 mEq
Cl- 155 mEq
Nước cất vđ. 1000ml

Với cách kê đơn này, khi pha chế người Dược sĩ phải chọn loại muối có anion phù hợp và phải tính được khối lượng muối phải dùng để pha đơn. Trường hợp dung dịch chưa đẳng trương thì thêm glucose để đẳng trương dung dịch.

Một số dung dịch điện giải được dùng nhiều trong điều trị và được pha chế sản xuất hàng loạt:

Dung dịch natri clorid 0,9%:

Công thức: Natri clorid                                                                  9 g

Nước cất để pha thuốc tiêm vđ.                     1000ml

Dung dịch natri clorid 0,9% là dung dịch đẳng trương, có pH 4,5 – 7,0, được tiêm truyền để thiết lập lại cân bằng điện giải của dịch ngoại bào khi bệnh nhân bị mất điện giải do bỏng, nôn và tiêu chảy, sốt cao kéo dài. Dung dịch cũng được dùng với lượng lớn để thẩm phân phúc mạc cho các bệnh nhân bị suy thận nặng.

Dung dịch Ringer:

Công thức: Natri clorid 8,6 g
Kali clorid 0,3 g
Calci clorid 0,33 g
Nước cất để pha thuốc tiêm vđ. 1000 ml
Dung dịch Ringer có pH 5,0 -7,5, dùng tiêm truyền để cung cấp nước và chất điện giải.

 

Dung dịch Ringer – Lactat:

Công thức: Natri clorid 6,0 g
Kali clorid 0,3 g
Calci clorid 0,2 g
Natri lactat 3,1 g
Nước cất để pha thuốc tiêm vđ. 1000 ml

Còn gọi là dung dịch Hartmann, dung dịch có pH 6,0 – 7,5. Dung dịch Ringer-lactat là một dung dịch da điện giải được dùng nhiều trong điều trị vì khi cơ thể bị mất chất điện giải thường là bị mất nhiều chất điện giải cùng một lúc. Ion lactat trong dung dịch này được chuyển hóa ở gan thành glycogen, tạo ra C02 và nước có tiêu tốn ion H+nên có tác dụng kiềm hóa máu.

Dung dịch Ringer

Để pha dung dịch Hartmann, có thể dùng natri lactat hoặc dùng acid lactic và natri hydroxyd theo công thức (BP 88):

Acid lactic 2,4 ml
Natri hydroxyd 1,15 g
Acid hydrocloric loãng vừa đủ
Natri clorid 6,0 g
Kali clorid 0,4 g
Calci clorid 0,27 g
Nước cất để pha thuốc tiêm vđ. 1000 ml
Hòa tan natri hydroxyd trong 200 ml nước cất pha tiêm, thêm acid lactic và hấp trong nồi hấp ở 115°c trong 1 giờ, làm lạnh và thêm từ từ dung dịch acid hydrocloric loãng (khoảng 1 ml) cho tới khi 0,15 ml dung dịch này cho màu da cam với 0,05 ml dung dịch đỏ phenol. Hòa tan các thành phần khác trong 700 ml nước cất pha tiêm. Phối hợp 2 dung dịch, thêm nước vừa đủ 1000 ml, lọc, đóng chai và tiệt khuẩn ngay bằng nồi hấp.
Dung dịch đa điện giải:
Công thức: Natri clorid 5,26 g
Natri acetat 3,68 g
Natri gluconat 5,02 g
Kali clorid 0,37 g
Magnesi clorid.7H20 0,30g
Nước cất để pha thuốc tiêm vđ. 1000 ml

 

 

Dung dịch này có thành phần các ion khá giống với thành phần của huyết tương, đẳng trương và có pH 4,0 – 8,0.

Ngoài ra còn có rất nhiều các dung dịch tiêm truyền đa điện giải khác mà trong thành phần có thể có thêm các ion citrat, lactat, calci… Cũng có nhiều loại dung dịch đa điện giải phối hợp với glucose hoặc đường khử

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.