Với những bệnh nhân mạch vành, phương pháp lựa chọn thức ăn riêng biệt cũng là một trong những liệu pháp chữa trị bệnh hữu ích.
Dưới đây là một số chú ý về chọn thức ăn cho người mắc bệnh tim mạch.
Với những người mắc bệnh tim mạch, nên ăn hạn chế những thức ăn chứa đạm, tức là hạn chế ăn thịt cá, bất kể loại thịt cá nào. Đối với phần lớn các bệnh tim mạch, bác sỹ thường khuyên bạn kiêng ăn mặn và chất béo.
Các loại rau quả, trái cây chứa nhiều chất xơ, giúp hoạt động của hệ tiêu hóa dễ dàng, có tác dụng rất tốt với bệnh tim mạch
Hạn chế ăn mặn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nếu bạn bị các bệnh suy tim, cao huyết áp. Ăn mặn ở đây có nghĩa là bớt hàm lượng muối. Nên chú ý những loại thức ăn như phải dùng tới nước chấm, cá khô, ruốc bông, mắm. Tóm lại là bạn phải tránh những thức ăn có vị mặn.
Bởi vậy, người bệnh suy tim nặng chỉ nên ăn tối đa 5g muối cho cả ngày. Chế độ ăn như vậy sẽ làm thay đổi khẩu vị nên đa số mọi người có thói quen ăn mặn hầu như không thể thực hiện được. Cách tốt nhất là bạn phải hạn chế ăn mặn đến mức tối đa có thể được.
Nếu bác sỹ cho biết bạn bị rối loạn mỡ máu hay béo phì, bạn nên hạn chế ăn chất béo như thịt mỡ, phô mai, kem, bơ. Các loại thức ăn này làm tăng lượng cholesterol trong máu, đọng lại trong mạch máu gây nhiều bệnh như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Các loại rau quả, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất vi lượng. Nhìn chung loại thức ăn này thường chỉ có lợi chứ không gây hại đối với cơ thể. Ngoài ra, chất xơ còn giúp hoạt động của hệ tiêu hóa dễ dàng, tránh được táo bón. Một số trái cây còn chứa các chất có tác dụng tốt đối với bệnh tim mạch, như bưởi có thể làm giảm mỡ trong máu, cà chua có thể giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não.
Hạn chế uống rượu. Uống quá nhiều rượu bia có thể làm tổn hại tới hệ tim mạch. Đặc biệt nguy hiểm với người đã có bệnh tim, bởi rượu có thể làm tăng huyết áp, tăng nồng độ triglyceride, thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch, từ đó làm gia tăng các biến chứng và tỷ lệ tử vong do tim mạch. Vì vậy, người bệnh mạch nên hạn chế uống rượu không quá 2 lon bia hoặc 1 ly rượu mạnh (tương ứng với khoảng 50ml) mỗi ngày, nên lựa chọn các loại rượu có lợi cho tim mạch như rượu vang đỏ, đồng thời uống rượu cách xa thời điểm uống thuốc ít nhất 1 – 2 tiếng để tránh các tương tác nguy hiểm.