Ảnh hưởng của các chất làm tăng hấp thu tới sự thấm và hấp thu thuốc qua da

Các chất làm tăng hấp thu sử dụng trong thành phần của các chế phẩm dùng theo đường qua da giữ vai trò quan trọng trong quá trình giải phóng cũng như hấp thu của dược chất ít thấm được gọi chung là các chất làm tăng hấp thụ

Các chất được sử dụng làm tăng hấp thu qua da trong công thức của chế phẩm phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

Không độc, không kích ứng da và niêm mạc.

Phải tương đối trơ về các mặt (lý, hóa, vi sinh vật), không có tác dụng dược lý riêng.

Làm tăng hấp thu với nồng độ tương đối thấp.

Không gây ra các tương kỵ hoặc tương tác với dược chất hoặc các thành phần khác có trong chế phẩm.Có thể sắp xếp các chất làm tăng hấp thu qua da thành 11 nhóm.Các chất diện hoạt ảnh hưởng tới tính thấm và hấp thu của dược chất vì nó làm giảm khả năng đối kháng của lớp sừng. Chúng tác động trực tiếp lên các màng sinh học, vì vậy làm thay đổi thành phần và tốc độ của quá trình tổng hợp một vài phospholipid, làm thay đổi quá trình hydrat hóa colagen, làm biến tính protein, tăng nhiệt độ bề mặt da, tăng tuần hoàn của hệ mạch. Tác dụng này thể hiện rõ nhất ở các span và tween.Các chất diện hoạt ngày càng được sử dụng nhiều trong kỹ thuật bào chế các dạng thuốc nói chung, dạng thuốc hấp thu qua da nói riêng^Trong công thức thuốc mỡ, gel, kem… người ta dùng các chất diện hoạt với mục đích làm tăng độ tan của dược chất ít tan, làm chất nhũ hóa, gây thấm và làm tăng hấp thu

Chất diện hoạt

Các chất diện hoạt ảnh hưởng tới tính thấm và hấp thu thuốc qua da do làm thay đổi mức độ và tốc độ giải phóng dược chất ra khỏi tá dược, bởi vì:

  • Chất diện hoạt làm thay đổi độ tan, thay đổi hệ số phân bố, hệ số khuếch tán của dược chất với tá dược cũng như giữa tá dược với các lớp của da.
  • Làm thay đổi độ nhớt của thuốc (chủ yếu là giảm) do vậy làm tăng tốc độ khuếch tán dược chất.
  • Làm giảm sức căng bề mặt ở giới hạn các pha vì thế dược chất có khả năng tăng tính thấm, thuốc mỡ được dàn đều trên bề mặt của da và tạo nên một lớp thuốc có bề dày đồng nhất. Tác dụng của chất diện hoạt phụ thuộc vào bản chất, số lượng và giá trị HLB của nó. Mức độ và tốc độ giải phóng dược chất đạt được cao nhất ở giá trị giới hạn của cân bằng dầu – nước.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, chất diện hoạt làm giảm hấp thu qua da, đôi khi gây ra kích ứng nơi bôi thuốc.

+ Dung môi:

Một số dung môi hữu cơ được sử dụng như các chất mang đối với các dược chất khác nhau bởi vì nó có thể mang thuốc qua da vào tới hệ tuần hoàn. Cơ chế có thể giải thích như sau: Dung môi làm giảm tính đối kháng của da vì nó hòa tan các lipid trong da, làm thay đổi cấu trúc của các lipoprotein, làm tăng quá trình hydrat hóa của da. Ngoài ra, dung môi cũng làm tăng độ tan của các dược chất ít tan, do đó làm tăng mức độ, tốc độ giải phóng cũng như mức độ và tốc độ hấp thu.

Các dung môi được coi là vạn năng hay dùng nhất hiện nay là:

  • Nhóm các alkyl methyl sulíoxid.

Công thức chung:

Việc sử dụng các dung môi trơ trong thành phần của các thuốc hấp thu qua da theo tỷ lệ nào để đạt hiệu quả tối ưu cần phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, cụ thể đối với từng được chất, từng hệ tá dược sử dụng cũng như các chất phụ khác. Đã có nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ propylen glycol hoặc DMSO tới sự hấp thu thuốc qua da. Những quy luật chung nhất thì gần như chưa được thống nhất. Chẳng hạn như: Một số tác giả cho rằng mức độ hấp thụ thuốc qua da tăng theo số lượng propylen glycol trong công thức.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng tỏ rằng DMSO, DMA, DMF làm tăng hấp thu qua da nhiều loại dược chất khác nhau như: Các barbituric, các steroid, griseoíulvin, chống viêm không steroid như: Phenylbutazon, piroxicam, ibuprofen…, các chất gây tê tại chỗ, các kháng sinh và các amoni bậc 4. Nhiều công trình nghiên cứu sử dụng phối hợp DMSO với propylen glycol hoặc acid oleic và cho thấy rằng số lượng thuốc hấp thu qua da cao hơn hẳn so với dùng riêng lẻ từng dung môi. Đôi khi thấy hiện tượng kích ứng da khi sử dụng DMSO trong thành phần của chế phẩm bôi ngoài da.

Phenylbutazon

+ Một số chất làm tăng hấp thu khác:

Cũng như các chất diện hoạt, các dung môi trơ, các chất làm tăng hấp thu qua da ngày càng được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi, nhất là với các hợp chất ít thấm qua da như các corticosteroid, chống viêm không steroid (NSAID)…

Cơ chế làm tăng hấp thu qua da của các hợp chất này còn chưa rõ ràng. Nhưng nhìn chung, nhiều người giải thích là các chất này có tương tác với lipid của lớp sừng, làm giảm khả năng đối kháng của chúng, giúp dược chất thấm qua dễ dàng hơn.

Ngoài các dung môi đã nói ở trên, các chất làm tăng hấp thu còn có thể kể tới:

-Các acid béo no và các este alkyl của chúng, công thức chung:

CHaíCH^nCOOR

trong số đó, acid caprilic hay được dùng.

  • Acid béo không no và các este alkyl của chúng, công thức chung:

CHaCCHyn-CH^CH^CH-CH^CH^nCOOR

Acid oleic được sử dụng nhiều hơn cả để làm tăng tính thấm của nhiều hợp chất.

Ngoài các cơ chế giải thích trên, còn một số tác giả kết luận rằng các acid béo no hoặc không no, các este alkyl của chúng có khả năng làm tăng quá trình hydrat hóa lớp sừng, khiến nó mềm ra và được chất dễ đâm xuyên qua hàng rào bảo vệ này.

  • Các dẫn chất của pyrolidon

Agwala và cộng sự đã nghiên cứu tính thấm của verapamin hydroclorid (hoạt chất có tác dụng chống co thắt phế quản) qua da chuột cống. Kết quả cho thấy: Khi nồng độ azon tăng dần từ 3% lên 7% và 12% thì số lượng thuốc hấp thu tăng tương ứng là 5,11 và 22 lần. Cùng các tác giả này đã chứng minh rằng: Khi sử dụng azon 3% trong công thức, sự hấp thu của verapamin HC1 qua các loại da cũng khác nhau: Qua da chuột công tăng 5 lần, da chuột nhắt tăng 70 lần, còn da người tăng 3 lần.
Azon được dùng nhiều nhất trong số các chất làm tăng hấp thu qua da. Có thể dùng riêng hoặc đa phần các trường hợp hay phối hợp với các acid oleic, propylen glycol… để làm tăng tính thấm của các kháng sinh, các hoạt chất chống nấm, các corticosteroid dùng ngoài, các nội tiết tố, các hoạt chất chống phân bào như 5-fluorouracil…

Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản và Tiệp Khắc đã chứng minh rằng sự hấp thu qua da của insulin tăng lên khoảng 30 lần nếu sử dụng 0,1% azon trong hỗn hợp tá dược có 40% propylen glycol.

Wotton và cộng sự đã chỉ ra rằng: Số lượng metronidazol hấp thu qua đã tăng lên khoảng 25 lần khi có thêm 1% azon, phối hợp với 18% propylen glycol. Một số nhà nghiên cứu trường đại học tổng hợp Wale (Brain và CS) đã sử dụng azon với nồng độ 3% trong gel với carbomer chứa 1% methotrexat nhằm mục đích làm tăng hấp thu qua da của dược chất có tác dụng chống phân bào này. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Nếu không có azon, methotrexat chỉ thấm qua da với tốc độ 0,26 pg/cm2.h, nếu có thêm 3% azon, tốc độ thấm của dược chất tăng lên 19 pg/cm2.h, tức là mức tăng hấp thu qua da khoảng 73 lần…

methotrexat

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.