Các dung dịch tiêm truyền lập lại cân bằng acid-kiềm

Huyết tương người bình thường có pH 7,35-7,45 và được duy trì ổn định trong khoảng pH này nhờ nhiều hệ đệm sinh lý có sẵn trong cơ thể. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó pH của huyết tương < 7,35 nghĩa là máu bị nhiễm acid- ngược lại nếu pH của huyết tương > 7,45 nghĩa là máu bị nhiễm kiềm. Trong những trường hợp này cần phải truyền các dung dịch có tác dụng thiết lập lại cân bằng acid – kiềm của máu.

  • Một số dung dịch tiêm truyền dùng khi màu bị nhiễm acid

Dung dịch natri hydrocarbonat 1,4%:

Dung dịch natri hydrocarbonat 1,4%

Công thức: Natri hydrocarbonat                                                 14 g

Nước cất để pha thuốc tiêm vđ.                    1000 ml

Natri hydrocarbonat trong dung dịch nước, dưới tác động của nhiệt khi tiệt khuẩn, bị phân huỷ theo phương trình phản ứng:

2NaHC03 + 2H20 – Na2C03 + 2H2C03 và H2C03 -> H20 + C02t

Sự phân hủy này làm giảm nồng độ ion HC03‘, làm tăng tính kiềm của chế phẩm. Do vậy khi pha chế dung dịch tiêm truyền này cần phải vận dụng nhiều biện pháp đồng bộ để duy trì đúng hàm lượng ion HC03 trong chế phẩm.

Để phản ứng trên chạy theo chiều từ phải qua trái (tức là để giữ cho được chất tồn tại dưới dạng NaHC03) phải tăng nồng độ C02 trong dung dịch bằng cách sục khí C02 trước khi đóng chai hoặc tạo C02 nội sinh bằng cách cho acid hydrocloric phản ứng với một lượng NaHC03 được tính dư trong công thức.

Đồng thời phải giữ cho C02 không bị mất đi trong khi hấp tiệt khuẩn cũng như trong quá trình bảo quản chế phẩm. Muốn thế phải đóng thuốc trong chai thủy tinh có nút thật kín, lật ngược chai khi hấp tiệt khuẩn, tiệt khuẩn xong phải để cho thuốc nguội mới lấy ra, lắc mạnh chai thuốc để C02 hòa tan trở lại dung dịch.

Trong thành phần của dung dịch natri hydrocarbonat, có thể cho thêm 0,01% dinatri edetat để khóa các cation hóa trị II như Ca++,Mg++ (nhả ra từ bao bì thủy tinh) tránh tạo ra các tủa không tan như CaC03, MgC03 làm cho dung dịch không đạt yêu cầu về độ trong.

Dung dịch natri hydrocarbonat 1,4% là dung dịch đẳng trương, có pH từ 7,0 đến 8,5, được dùng khi màu bị nhiễm acid, có tác dụng cung cấp trực tiếp ion HC03 để lập lại cân bằng acid-kiềm trong máu.

Ngoài dung dịch natri hydrocarbonat 1,4%, người ta còn sản xuất các dung dịch tiêm truyền natri hydrocarbonat có nồng độ 1,26%, 2,74%, 4,2% và dung dịch 8,4%.

Dung dịch natri lactat:

Dung dịch natri lactat

Công thức: Acid lactic 14 ml
Natri hydroxyd 6,7 g
Acid hydrocloric loãng vừa đủ
Nước cất để pha thuốc tiêm vđ. 1000 ml

Do natri lactat kém bền vững, dễ bị phân hủy và biến màu trong quá trình bảo quản, nên để pha dung dịch tiêm truyền natri lactat thường người ta đi từ acid lactic và natri hydroxyd. Hòa tan natri hydroxvd trong 400 ml nước, thêm acid lactic và hấp ở nhiệt độ 115°c trong 1 giờ, để nguội, thêm acid hydrocloric loãng vừa đủ đến pH 5,0 – 7,0 thêm nước vừa đủ 1 lít, lọc trong, đóng chai và hấp tiệt khuẩn ở nhiệt độ 121°c trong 30 phút.

Dung dịch có hàm lượng natri lactat từ 1,75 – 1,95%. Truyền dung dịch này nhằm cung cấp trực tiếp nguồn ion natri để làm tăng nồng độ ion hydrocarbonat trong trường hợp màu bị nhiễm acid nặng. Ion lactat nhanh chóng được chuyển hóa ở gan thành glycogen.

Dung dịch T.H.A.M:

T.H.A.M là tên viết tắt của trihydroxymethyl amino methan, tên biệt dược là Trometamol hay Tromethamin.

Công thức: Trihydroxymethyl amino methan                     36 g

Nước cất để pha thuốc tiêm vđ.                 1000 ml

Hấp tiệt khuẩn ở 121°c trong 20 phút

Khi truyền vào máu, tác dụng kiểm hóa màu của dung dịch này rất nhanh. Khả năng kiềm hóa của 1 lít dung dịch T.H.A.M tương đương với 1,35 lít dung dịch na tri hydrocarbonat 1,4%, do vậy cần chỉ định thận trọng để tránh tai biến do dùng quá liều. Dung dịch T.H.A.M được truyền trong trường hợp màu bị nhiễm acid nhưng cơ thể không thể tiếp nhận thêm ion Na\

  • Dung dịch tiêm truyền dùng khi màu bị nhiễm kiểm

Dung dịch amoni clorid 2,14%:

Công thức: Amoni clorid                                                                21,4 g

Nước cất để pha thuốc tiêm vừa đủ                   1000 ml

Tiệt khuẩn chế phẩm ở 115°c trong 30 phút

Dung dịch có chứa 400 mEq/lít ion amoni và ion clorid, có pH từ 4,5 đến 6,0, được truyền tĩnh mạch chậm (500ml trong 3 giờ) để lập lại cân bằng acid – kiềm khi máu bị nhiễm kiềm do chuyển hóa. Khi truyền dung dịch này vào máu, amoni clorid đi qua được màng hồng cầu, dễ gây hiện tượng phá huyết. Để đảm bảo an toàn, người ta thường thêm glucose vào dung dịch này, do glucose có tác dụng làm bền màng hồng cầu.

Dung dịch amoni clorid 2,14%

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.