-
Thuốc bột có một số ưu điểm như sau:
‘
DĐVN II, tập 3 định nghĩa về thuốc bột như sau: “Thuốc bột là dạng thuốc rắn khô tơi, để uống hoặc dùng ngoài, được bào chế từ một hoặc nhiều loại bột thuốc có kích thước xác định bằng cách trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất
Như vậy, cấu trúc cơ bản của thuốc bột là tiểu phân dược chất rắn đã được phân chia đến kích thước xác định (tức là bột tuốc). Trong thuốc bột kép, ngoài tiểu phân dược chất rắn, có thể có các dược chất lỏng hay mềm nhưng không được vượt quá tỷ lệ cho phép gây ảnh hưởng đến thể chất khô tơi của thuốc bột.
Trong Y học cổ truyền, thuốc bột được gọi là “thuốc tán”.
Thuốc bột là một trong những dạng thuốc được dùng sớm nhất trong bào chế. Nhưng gần đây, do sự ra đời của nhiều dạng thuốc mới đi từ thuốc bột như viên nén, nang cứng… nên việc sử dụng thuốc bột đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, về thực chất, cấu trúc của các dạng thuốc rắn (như viên nén, nang thuốc…) đều đi từ tiểu phân dược chất rắn. Do đó. hiện nay người ta nghiên cứu khá nhiều về bột thuốc để nâng cao SKD của các dạng thuốc rắn.
Kỹ thuật bào chế đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, dễ đóng gói và vận chuyển.
Thuốc bột chủ yếu đi từ dược chất rắn nên ổn định về mặt hóa học, tương đối bền trong quá trình bảo quản, tuổi thọ kéo dài, thích hợp với các dược chất dễ bị thủy phân, dễ bị oxy hóa, dễ biến chất trong quá trình sản xuất và bảo quản. Do đó, hiện nay nhiều loại dược chất không bền về mặt hóa học thường được bào chế dưới dạng bột pha dung dịch, bột pha hỗn dịch, dùng để uống hay tiêm (bột penicilin pha tiêm, bột erythromycin pha hỗn dịch,…). Cũng do đi từ dược chất rắn, ít xảy ra tương tác, tương kị giữa các dược chất với nhau hơn trong dạng thuốc lỏng, nên trong thuốc bột dễ phối hợp nhiều loại dược chất khác nhau trong cùng một đơn thuốc. Với thuốc bột dùng ngoài, do có khả năng hút dịch tiết, làm khô sạch vết thương, tạo ra được màng che chở cho vết thương nên thuốc bột làm cho vết thương chóng lành.
Nhìn chung, do có diện tích bề mặt tiếp xúc (BMTX) với môi trường hòa tan lớn lại ít bị tác động của các yếu tố thuộc về kỹ thuật trong quá trình bào chế như đối với viên nén, nang thuốc (tá dược dính, lực nén, nhiệt độ sấy …), cho nên thuốc bột dễ giải phóng dược chất và do đó có SKD cao hơn các dạng thuốc rắn khác.
-
Nhược điểm của thuốc bột là dễ hút ẩm, không thích hợp với các dược chất có mùi vị khó chịu và kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa.