Có nhiều cách phân loại thuốc bột:
2.1. Dựa vào thành phần:
Người ta chia thành 2 loại:
• Thuốc bột đơn (Pulveres simplices): Trong thành phần chi có 1 dược chất.
Thí dụ:
Rp. Kali permanganat lg.
M.f.p.
- Thuốc bột kép (Pulveres compositi): Trong thành phần có từ 2 dược chất trở lên.
Thí dụ: Lục nhất tán:
Bột hoạt thạch 6 phần.
Bột cam thảo 1 phần.
Trộn thành bột kép đồng nhất.
Trong thành phần của thuốc bột, ngoài dược chất, còn có thể có tá dược. Trong thuốc bột thường gặp các loại tá dược sau:
- Tá dược độn hay pha loãng: Hay gặp trong bột nồng độ, dùng để pha loãng các dược chất độc hay tác dụng mạnh. Trong đó hay dùng nhất là lactose.
- Tá dược hút: Dùng cho các bột kép có chất lỏng, mềm, chất háo ẩm tham gia vào thành phần của thuốc bột. Hay dùng các loại như calci carbonat, magnesi carbonat, magnesi oxyd, … Lượng dùng tùy theo tỷ lệ các chất lỏng, mềm có trong công thức thuốc bột.
- Tá dược bao: Dùng để cách ly các dược chất tương kỵ trong bột kép. Thường dùng các bột trơ như magnesi oxyd. magnesi carbonat, … Lượng dùng bằng một nửa cho đến đồng lượng với các chất cần bao.
- Tá dược màu: Thường dùng cho bột kép chứa các dược chất độc hay tác dụng mạnh, chiếm tỷ lệ nhỏ trong hỗn hợp bột kép, để kiểm tra sự phân tán đồng nhất của các dược chất này trong khối bột. Hay dùng nhất là đỏ carmin với tỷ lệ từ 25% đến 100% so với dược chất cần kiểm tra sự phân tán.
- Tá dược điều hương vị: Thường dùng bột đường, đường hóa học. các loại tinh dầu hoặc các chất thơm tổng hợp như với các dạng thuốc khác.
- Dựa vào cách phân liều, đóng gói:Có 2 loại
- Bột phân liều (Pulveres dirvisi):
Là thuốc bột sau khi điều chế xong, được chia sẵn thành liều một lần dùng (thường là gói trong giấy gói thuốc bột) để cấp phát cho người dùng. Thuốc bột phân liều thường dùng để uống. Có 2 cách kê đơn thuốc bột phân liều pha chế theo đơn:
- Ghi tổng lượng dược chất cần lấy và 50 liều phải chia. Thí dụ:
Rp. Natri hydrocarbonat 20g.
M.í.p. D.in.p.acq.Nf‘X
- Ghi liều dùng của dược chất và số liều phải điều chế. Ví dụ:
Rp. Natri hydrocarbonat 2g.
M.f.p. D.t.d.N°X
Cả 2 cách kê đơn đều bao hàm một nội dung bào chế như nhau.
- Bột không phân liều (Pulveres indivisi):
Là thuốc bột sau khi bào chế xong, người bào chế đóng gói toàn bộ lượng thuốc bột vào một dụng cụ thích hợp rồi cấp phát cho bệnh nhân, để bệnh nhân tự phân liều lây khi dùng. Bột không phân liều thường là bột dùng ngoài được đựng trong các lọ rộng miệng để người bệnh tiện dùng. Bột không phân liều bào chế theo đơn, trong đơn thuốc không có chỉ định phân liều mà thường ghi hướng dẫn cách dùng để người bệnh tự sử dụng.
Thí dụ:
Rp. Acid boric 50g.
M.f.p.
DS: Hòa một thìa cà phê bột vào một cốc nước đun sôi để nguội (khoảng 200 ml), súc miệng nhiều lần trong ngày.
- Dựa vào kích thước tiểu phân (KTTP):
DĐVN II. tập 3 chia thành 5 loại:
- Bột thô (2000/355) là bột mà tất cả các tiểu phân qua được rây số 2000 và nhiều nhất là 40% qua được rây số 355.
- Bột nửa thô (710/250): Tất cả các tiểu phần qua được rây 710 và nhiều nhất là 40% qua được rây số 250.
- Bột nửa mịn (355/180): Tất cả các tiêu phân qua được rây 355 và nhiều nhất là 40% qua được rây 180.
- Bột mịn (180): Tất cả các tiểu phân qua được rây 180.
- Bột rất mịn (125): Tất cả các tiểu phân qua được rây 125.
- Dựa theo cách dùng:
DDVN II chia ra thuốc bột để uống, thuốc bột để đắp.
Trên thực tế, thuốc bột được dùng theo nhiều con đường khác nhau:
- Thuốc bột để uống: Là loại thuốc bột hay gặp nhất, thường được phân liều dùng (nếu đóng nhiều lần dùng thì thường đóng kèm theo dụng cụ phân liều theo thể tích).
Thuốc bột để uống có nhiều loại: Để uống trực tiếp; để pha thành dung dịch (thường chế dưới dạng sủi bọt), thành hỗn dịch. Với trẻ em hay dùng loại bột để pha sirô (dưới dạng hòa tan hay dạng hỗn dịch).
Loại để uống trực tiếp thường được chiêu với nước hay một chất lỏng thích hợp (nước đường, nước hoa quả, nước cháo…). Loại để pha dung dịch hay hỗn dịch phải hòa tan hay phân tán trước khi uống.
• Thuốc bột để dùng ngoài: Có thể dùng để xoa, để rắc, để đắp trên da lành hoặc da bị tổn thương (thuốc bột dùng cho vết thương phải vô khuẩn). Thuốc bột dùng ngoài thường phải là bột mịn hoặc rất mịn để tránh kích ứng.
Ngoài ra còn có các loại thuốc bột dùng trên niêm mạc (như thuốc bột dùng để hít, để phun mù, để thổi vào mũi, vào tai,…) hoặc để pha tiêm, pha thuốc nhỏ mắt… Các loại thuốc bột này sẽ được xem xét tại các dạng thuốc tương ứng.