Thành phần của đơn thuốc,công thức có các dược chất háo ẩm mạnh khi bào chế

Khi gặp thời tiết không thuận lợi, nhất là độ ẩm cao (quá 60%), trong quá trình sản xuất (xay, rây, nghiền, trộn,…), các dược chất này sẽ hút nước từ môi trường xung quanh, làm cho cả khối bột trở nên ẩm ướt, chảy lỏng.

Các dược chất háo ẩm mạnh hay gặp trong thực tế bao gồm:

Các halogenid kiềm hoặc kiềm thổ như amoni clorid, amoni bromid, calci clorid và calci bromid.

  • Các acid hữu cơ gặp trong các bột sủi bọt như acid citric khan, acid tartric khan.
  • Một số muối như ephedrin sulfat, hioscyamin hydroclorid, physostigmin (hydrobromid, hydroclorid và sulfat).
  • Các chế phẩm men.
  • Các loại cao khô.
  • Các chế phẩm đông khô.
  • Nhiều kháng sinh như: kali penicilin, streptomycin sulfat, gentamycin sulfat, neomycin sulfat,…

bột sủi

+ Biện pháp khắc phục:

Nguyên tắc chung là cần tránh hoặc hạn chế sự tiếp xúc giữa các dược chất háo ẩm. Trên cơ sở đó, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà lựa chọn phương pháp khắc phục thích hợp.

Chẳng hạn như:

  • Dùng dược chất hoặc tá dược có sẵn trong đơn hoặc công thức có đặc tính ít hút ẩm để bao các dược chất dễ hút ẩm.
  • Dùng các tá dược trơ, không tương kỵ với các thành phần trong đơn hoặc công thức để bao các dược chất dễ hút ẩm. Ví dụ: tinh bột khô, lactose, magnesi oxyd, magnesi carbonat, kaolin, talc,… Tuy nhiên cần chú ý rằng lượng tá dược trơ dùng để bao không nên vượt quá lượng dược chất cần bao.
  • Thay thế một phần hoặc toàn bộ thành phần có trong đơn hoặc công thức có tính hút ẩm mạnh bằng các chất khác có vai trò tương tự nhưng ít hút ẩm hoặc không hút ẩm.

Ví dụ: Trong các thuốc bột sủi bọt thường dùng cặp tá dược tạo khí C02 là acid citric và natri hydrocarbonat. Acid citric khan hút ẩm rất mạnh, người ta có thể thay thế một phần acid citric bằng acid tartric hoặc acid succinic ít hút ẩm hơn.

Viên nén vitamin B, 0,01g

Thành phần:

10kg.

1.000.000 viên.

Thiamin hydrobromid Tá dược vđ

Khối lượng trung bình viên: 0,098 – 0,lg.

Tá dược:

Calci carbonat Tinh bột.

Talc

Magnesi stearat

Xát hạt ướt bằng hồ tinh bột 10%.

viên nén vitamin B1

Nhận xét: Vitamin B bền vững trong môi trường acid vì vậy nếu dùng các tá dược có tính kiềm như calci carbonat làm tá dược độn, magnesi stearat làm tá dược trơn thì trong quá trình xát hạt hoặc dập viên, bảo quản, dưới tác dụng của nước, hơi ẩm trong không khí, nhiệt,… vitamin B, sẽ giảm tác dụng nhanh chóng.

Mặt khác, cũng còn nhận thấy rằng thiamin hydrobromid là một chất rất dễ hút ẩm vì vậy gặp khó khăn trong quá trình dập viên cũng như khi bảo quản, đặc biệt là những ngày thời tiết ẩm ướt và những địa phương có

độ ẩm cao.

Để khắc phục các tương kỵ có thể xảy ra như trên, ta có thể khắc phục bằng cách thay cả dược chất lẫn tá dược. Cụ thể là thay thiamin hydrobromid bằng thiamin hydroclorid hoặc tốt hơn cả là thiamin mono nitrat (chú ý tới hệ số quy đổi). Thay tá dược độn calci carbonat bằng lactose hoặc di calci phosphat… và thay magnesi stearat bằng acid stearic hoặc aerosil…

  • Trong trường hợp không thể khắc phục được, cần chuyển dạng thuốc bột sang dạng thuốc khác thích hợp hơn như dung dịch, potio,…
  • Trong sản xuất công nghiệp, gặp khá nhiều trường hợp cần có biện pháp khắc phục, ví dụ như các bột, cốm sủi bọt, bột hỗn hợp chất điện giải như oresol… Ngoài các biện pháp nói trên, cần thiết phải tạo môi trường thích hợp, quan trọng nhất là khống chế độ ẩm (dưới 25%) và nhiệt độ (thường là 15-20°C) trong quá trình sản xuất và đóng gói trong các lọ, vỉ chống ẩm, kèm theo chất hút ẩm như silicagel.
Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.