Độ tan của chất tan và nồng độ dung dịch

Độ tan của một chất trong một dung môi, ở một điều kiện nhiệt độ, áp suất xác định, là tỷ lệ giữa lượng chất tan và lượng dung môi, của dung dịch bão hoà chất tan trong dung môi đã cho, khi quá trình hoà tan đã đạt đến trạng thái cân bằng (số phân tử hoà tan vào dung dịch bằng số phân tử được kết tinh từ dung dịch).

máy độ tan viên thuốc

Độ tan của một dược chất, được qui ước theo lượng tối thiểu số mililit dung môi cần thiết để làm tan một gam dược chất. Theo DĐVN III, dùng các cách gọi quy ước sau đây về độ tan (bảng 2.2).

Bảng 2.2. Cách gọi quy ước về độ tan của dược chất

Cách gọi Lượng dung môi cần thiết (ml) để hoà tan 1 g dược chất
Rất dễ tan Không quá 1ml
Dễ tan Từ 1 đến 10ml
Tan được Từ 10 đến 30ml
ít tan Từ 30 đến 100ml
Khó tan Từ 100 đến I.OOOml
Rất khó tan (gần như không tan) Từ 1.000 đến 10.000ml
Thực tế không tan Quá lO.OOOml
Chậm tan Đòi hỏi một thời gian mới tan

 

 

 

Nồng độ của dung dịch là tỷ số giữa lượng chất tan và lượng dung môi của chính dung dịch đó.

Trong kỹ thuật bào chế thường dùng loại nồng độ phần trăm khối lượng trên thể tích (viết tắt là % kl/tt).

Nồng độ phần trăm khối lượng trên khối lượng (viết tắt là % kl/kl), có sự khác biệt so với nồng độ % kl/tt, do tỉ trọng của dung môi khác 1. Nồng độ % kl/tt thuận lợi cho pha chế và tính toán liều lượng khi sử dụng, bằng cách đong đo thể tích.

nồng độ phần trăm

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Thanh Phong 465 bài viết
Dược sĩ Lưu Thanh Phong tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.