Sinh khả dụng in vitro

SKD in vitro đánh giá quá trình giải phóng, hoà tan được chất từ dạng thuốc.

in vitro

Test đầu tiên đánh giá bước giải phóng dược chất từ dạng thuốc là độ rã của viên nén (được đưa vào Dược điển Mỹ từ 1950). Tuy nhiên qua nghiên cứu người ta nhận thấy rằng độ rã chưa phản ánh được sự hấp thu in vivo của thuốc. Từ 1951 Edward đã làm thực nghiệm về hoà tan với viên nén aspirin và cho rằng tác dụng giảm đau của aspirin phụ thuộc vào tốc độ hoà tan của dược chất trong đường tiêu hoá. Tiếp đó Levy và Hayero đã chứng minh sự tương quan tỉ lệ thuận giữa hoà tan và hấp thu của một số viên aspirin lưu hành trên thị trường.

Những năm sau đó, hàng loạt thiết bị đánh giá tốc độ hoà tan ra đời đặt cơ sở cho việc phát triển môn SDH bào chế. Năm 1958, Levy đưa ra thiết bị lò quay. Năm 1968 Pernarovvski giới thiệu thiết bị giỏ quay và năm 1969 thiết bị cánh khuấy của Poole được đưa vào sử dụng.

Trước tình hình hàng loạt công trình nghiên cứu công bố về sự liên quan giữa tốc độ hoà tan và tác dụng của thuốc, năm 1970 Dược điển Mỹ (USP 18) đưa chuyên luận “thử hoà tan” (dissolution test) vào dược điển áp dụng cho các dạng thuốc rắn với 3 loại máy: Máy 1 (giỏ quay), máy 2 (cánh khuấy) và máy 3 với 6 chuyên luận viên nén và nang thuốc được quy định giới hạn hoà tan. Sau khi có quy định của Dược điển, các nhà sản xuất đã cố gắng hoàn thiện thiết bị thử hoà tan theo xu hướng chung là mô phỏng điều kiện in vivo (nhiệt độ, pH, nhu động,…), giảm nhỏ sai số do thiết bị gây ra và tự động hoá quá trình thao tác.

Đến nay, Dược điển Mỹ 24 đã đưa ra 7 loại thiết bị thử hoà tan. Hầu hết các viên nén và nang thuốc chứa dược chất ít tan đều được quy định về giới hạn hoà tan dược chất. Mỗi dạng thuốc có những thiết bị đánh giá độ hoà tan khác nhau. Sau đây là hai loại thiết bị thử hoà tan dùng cho viên nén, nang thuốc và một số dạng thuốc rắn khác.

  • Contents

    Cấu tạo thiết bị thử hoà tan (dissolution tester)

    a.Máy giỏ quay (rotary basket):

Gồm 3 bộ phận chính (hình 1.1):

  • 1 cốc đáy bán cầu, dung tích 1 lít chứa môi trường hoà tan, có nắp đậy để hạn chế bay hơi nước.
  • 1 bể điều nhiệt có máy khuấy
  • 1 giỏ quay chứa mẫu thử gắn với mô tơ quay.
  • b.Máy 2: Máy cánh khuấy (paddle)

Giống máy 1, chỉ khác là thay giỏ quay bằng cánh khuấy (hình 1.2)

Việc dùng máy nào là tuỳ thuộc vào tính chất của dược chất và dạng thuốc.

Nang cứng và những viên nén có tỉ trọng thấp, rã chậm có thể dùng máy 1 để tránh mẫu thử nổi lên mặt nước. Máy 2 dùng cho hầu hết các loại viên nén.

Điều kiện thử hoà tan

  • Môi trường hoà tan: thường là nước cất ở 37°c ± 0,5°c đã loại không khí. Tuỳ theo đặc điểm hoà tan của dược chất, khi cần có thể dùng hệ đệm phosphat pH 4 – 8 hoặc acid hydrocloric loãng (0,001 – 0,1N). Dung tích thường dùng 500- 1000ml (không nhỏ hơn 3 lần nồng độ bão hoà của dược chất). Một số chất làm tăng độ tan (như chất diện hoạt) có thể cho thêm vào môi trường hoà tan.
  • Thời gian thử: thường là 30 – 60 phút (± 2%) với lượng dược chất hoà tan nằm trong giới hạn 70 – 80%.
  • Tốc độ khuấy-, thường là 100 vòng/phút với máy 1; 50 vòng/phút với máy 2.
  • Điếm lấy mẫu: nằm giữa khoảng cách từ mặt trên của cánh khuấy tới mặt nước trong cốc, cách thành cốc không dưới 1cm.
  • Phương pháp định lượng: do hàm lượng dược chất trong môi trường hoà tan thấp nên thường dùng phương pháp đo quang phổ hấp thụ. Máy đo quang có thể được nối với máy hoà tan để xác định trực tiếp hàm lượng dược chất một cách tự động.
  • Chuẩn hoá máy: dùng viên chuẩn loại rã và không rã của Dược điển Mỹ (viên acid salicylic và viên prednison).
    • Cách thử và đánh giá kết quả

Cho môi trường hoà tan đã được quy định vào cốc, đun nóng đến 37°c. Cho mẫu thử vào cốc (chú ý tránh bọt khí trên bề mặt mẫu) và cho máy chạy ở tốc độ quy định. Lấy mẫu thử (bổ sung môi trường hoà tan nếu cần) và định lượng dược chất theo mô tả trong chuyên luận. Cách đánh giá kết quả phụ thuộc vào tiêu chuẩn:

  • Tiêu chuẩn Dược điển: Trong Dược điển, người ta quy định giới hạn dược chất
    hoà tan tối thiểu (Q), sau một khoảng thời gian nhất định (30, 45, 60 phút).
  • Dược điển Việt Nam III (2002) quy định thử trên 6 viên, không được có viên nào giải phóng thấp hơn 70% lượng dược chất quy định. Nếu có 1 viên không đạt thì thử tiếp lần 2 với 6 viên khác và 6 viên này đều phải đạt yêu cầu..
  • Dược điển Mỹ quy định thử giai đoạn đầu với 6 viên, nếu không đạt thì thử tiếp giai đoạn 2 với 6 viên khác và tính kết quả trên 12 viên. Nếu giai đoạn 2 vẫn chưa đạt thì thử giai đoạn 3 và tính kết quả trên 24 viên theo bảng sau:
Giai đoạn Số đơn vị thử (viên nang) Giới hạn hoà tan
1 6 Mỗi đơn vị > Q + 5
2 6 Trung bình của 12 đơn vị > Q Không đơn vị nào < Q – 15
3 12 Trung bình 24 đơn vị > Q Không quá 2 đơn vị < Q – 15 Không đơn vị nào < Q – 25

 

 

  • Dược điển Trung Quốc quy định thử 6 viên; sau 45 phút đánh giá như sau: Trong 6 viên từng viên đều > Q (70%)

+ Nếu có 1 – 2 viên < Q nhưng không nhỏ hơn Q – 10 mà trung bình của 6 viên > Q thì vẫn đạt.

+ Nếu có 1 viên < Q – 10 thì thử với 6 viên khác.

+ Nếu trong 12 viên có 1 – 2 viên < Q – 10 nhưng trung bình 12 viên > Q thì vẫn đạt.

  • Tieu chuan nhà san xuất: khi đăng ký thuốc, nhà sản xuất thường xây dựng đồ thị hòa tan dược chất theo thời gian. Việc dùng đồ thị cho phép đánh giá cụ thể hơn tốc độ hoà tan dược chất và sự đồng nhất giữa các viên thử.
    • Ỷ nghĩa của sinh khả dụng in vitro

      sinh khả dụng in vitro

  • SKD in vitro chưa phải Ịà SKD thực sự, do đó chưa phản ánh được đầy đủ hiệu quả lâm sàng của chế phẩm thử. Có những trường hợp dược chất hoà tan nhanh, nhưng chưa chắc đã được hấp thu tốt. Tuy SKD in vitro có bắt chước một số điều kiện sinh học như trên đã trình bày, nhưng còn xa với điều kiện thực tế trên cơ thể sống.
  • SKD in vitro là công cụ kiểm soát chất lượng các dạng thuốc rắn để uống (viên nén, nang thuốc, thuốc bột, pellet,…), đặc biệt là để đảm bảo sự đồng nhất chất lượng giữa các lô mẻ sản xuất, giữa các nhà sản xuất.
  • SKD in vitro dùng để sàng lọc, định hướng cho đánh giá SKD in vivo: Việc đánh giá SKD in vivo rất đắt tiền, tốn kém, không thể làm tràn lan do đó trước hết phải dùng SKD in vitro sàng lọc, định hướng cho việc thử in vivo để giảm bớt chi phí, thời gian.
  • SKD in vitro dùng thay thế cho SKD in vivo trong trường hợp đã chứng minh được có sự tương quan đồng biến giữa SKD in vitro và in vivo với điều kiện công thức và quy trình sản xuất không thay đổi. Thực ra do tốn kém nên SKD in vivo thường chỉ được đánh giá một lần khi lập hồ sơ xin phép sản xuất: Từ đó về sau phải dùng SKD invitro để kiểm soát quá trình sản xuất, đảm bảo tính ổn định cho SKD in vivo.
  • SKD in vitro là công cụ cơ bản để xây dựng công thức, thiết kế dạng thuốc trên cơ sở coi tỷ lệ hoà tan dược chất là thông số chất lượng của đầu ra, từ đó lựa chọn được dạng thuốc và công thức bào chế tối ưu.
Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.