Rượu thuốc

  • Contents

    Định nghĩa, thành phần và đặc điểm

Rượu thuốc là dạng thuốc lỏng, được điều chế bằng cách hòa tan chiết xuất dược liệu thực vật hoặc động vật, đã chế biến theo yêu cầu, với rượu hoặc ethanol có nồng độ thích hợp. có thêm các chất làm thơm, làm ngọt.

Khác với cồn thuốc, rượu thuốc thường có độ cồn thấp hơn. Công thức rượu thuốc theo các bài thuốc cổ truyền hoặc theo đơn nên thành phần có nhiều dược liệu khác nhau.

Rượu thuốc sâm đất

  • Dược liệu thảo mộc

Thường dùng các dược liệu đã được tiêu chuẩn hóa và ít dùng dược liệu độc.

  • Dược liệu động vật:

Rắn. tắc kè, cũng đã được tiêu chuẩn hóa theo Dược điển.

  • Dung môi:

Ethanol. rượu. Tùy từng loại dược liệu dùng rượu, ethanol có nồng độ thích hợp. Rượu điều chế từ ngũ cốc (có mùi thơm đặc trưng. ít tạp chất độc như các aldehyd. độ cồn 40 – 50°).

  • Chất phụ:

Chủ yếu là đường, mật ong. các chất làm thơm, chất nhuộm màu.

  • Kỹ thuật điều chế

    • Chuẩn bị nguyên liệu và dung môi

  • Dược liệu: Sấy khô, chia nhỏ như phần kỹ thuật chung, hoặc sao tẩm theo yêu cầu của đơn.
  • Dung môi: Pha ethanol. rượu có nồng độ thích hợp.

:                   Các phương pháp chiết xuất điều chế dịch chiết

  • Phương pháp ngâm lạnh như phần kỹ thuật chiết xuất chung. Trong đông y, một số rượu thuốc hạ thổ áp dụng đối với nguyên vật liệu động vật. Rượu thuốc điều chế theo phương pháp này thời gian dài nhưng trong hơn.

,           – Phương pháp ngâm nóng thường là sắc (dung môi nước) phương pháp này

nhanh, hiệu suất cao nhưng rượu dễ bị tủa và sẫm màu.

  • Phương pháp ngấm kiệt như kỹ thuật chung.
  • Phương pháp hòa tan đi từ cao (ví dụ cao hổ cốt, cao ban long).
  • Phối hợp các dịch chiết

Phối hợp các dịch chiết khác nhau để rượu thuốc có độ cồn khoảng 20 – 30°. Khi phối hợp có thể có tủa, để hạn chế tủa, thường phối hợp các dịch chiết có hoạt chất và độ cồn gần nhau trước.

Có thể phối hợp vào các dịch chiết đường hoặc siro, mật ong để hạn chế tủa.

  • Thêm các chất điều hương, điều vị và chất màu

    Thường dùng đường, mật ong, saccharin.

Điều hương dùng: các dịch chiết dược liệu có mùi thơm dược liệu, các tinh dầu. các hương liệu tổng hợp dùng trong thực phẩm.

  • Hoàn chỉnh chế phẩm và đóng gói

Sau khi phối hợp các dịch chiết, thêm các chất làm thơm, làm ngọt, chất màu. thêm ethanol có độ cồn thích hợp vừa đủ số lượng quy định. Trộn đều, để lắng 1 – 2 ngày, gạn lọc lấy dịch trong, đóng chai, dán nhãn.

rượu bọ cạp

  • Tiêu chuẩn chất lượng

  • Màu sắc, mùi vị.
  • Tỉ trọng.
  • Độ lắng cặn.
  • Độ cồn (rượu bổ dưỡng thường có độ cồn 20°, rượu có dược liệu động vật cóđộ cồn 30 – 35°).
  • Thể tích.
  • Định tính các dược liệu điển hình.
  • Định lượng hoạt chất (nếu thấy cần thiết và có thể)                                                                                                                                                             Rượu nấm ngọc cẩu
Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.