Contents
Phương pháp đun chảy đổ khuôn được thực hiện theo hai giai đoạn
- Chuẩn bị dụng cụ và nguyên phụ liệu
- Phối hợp được chất vào tá dược và đổ khuôn
-
Chuẩn bị dụng cụ và nguyên phụ liệu:
Dụng cụ: ở quy mô bào chế nhỏ thường sử dụng các dụng cụ sau:
- Dao bằng thép không gỉ, bàn mài hoặc cối chày sứ để làm vụn tá dược và làm mịn dược chất.
- Bát sứ hoặc bát men để đun chảy cách thuỷ tá dược và phối hợp được chất vào tá dược trước khi đổ khuôn.
- Các loại khuôn bằng kim loại: Đồng, nhôm hoặc thép không gỉ có hình viên thích hợp, có thể tháo lắp dễ dàng để lấy viên thuốc ra khỏi khuôn.
Ở quy mô công nghiệp người ta điều chế thuốc đặt bằng những máy tự động (Hình 4) dán và ép khuôn bằng chất dẻo hoặc giấy thiếc có tráng plypropylen, sau đó rót khỏi thuốc đã đun chảy vào khuôn bằng những bơm chính xác, hàn kín khuôn và làm lạnh, cuối cùng in nhãn trên viên thuốc và cắt thành từng vỉ chứa 4, 6, 8… viên thuốc.
Để đảm bảo vệ sinh vô khuẩn các dụng cụ trong bào chế phải sạch, khô và được tiệt khuẩn bằng các phương pháp thích hợp: Sấy ở 140 – 160°c trong thời gian 2 giờ với các dụng cụ bằng kim loại, thủy tinh, sứ… hoặc lau bằng bông cồn với các dụng cụ bằng chất dẻo. Với khuôn thuốc thì sau khi rửa sạch và tiệt khuẩn, phải được bôi trơn trước khi đổ khuôn. Nếu thuốc đặt điều chế bằng tá dược béo thì phải bôi trơn khuôn bằng dung dịch xà phòng trong cồn, nếu điều chế bằng tá dược thân nước thì phải bôi trơn khuôn bằng dầu paraíin.
. Nguyên liệu
- Khi tính toán nguyên phụ liệu để đảm bảo thu được đúng số lượng viên thuốc cần điều chế thì phải tính dư 10% để trừ hao phần dính dụng cụ:
Ví dụ: Muốn điều chế 10 viên thuốc đặt bằng phương pháp đun chảy đổ khuôn phải tính lượng dược chất và tá dược cho 11 viên.
- Trường hợp dược chất và tá dược có tỷ trọng khác nhau và lượng dược chất trong một viên lớn hơn 0.05g để bảo đảm mỗi viên thuốc chưa đúng lượng chất yêu cầu thì phải dựa vào hệ số thay thế của dược chất với tá dược để tính chính xác lượng tá dược cần lấy.
Người ta quy ước gọi hệ số thay thế thuận (HSTT thuận) của dược chất với tá dược là E và hệ số thay thế nghịch (HSTT nghịch) là F.
- HSTT thuận (E) của một dược chất với tá dược là lượng dược chất thay thế được 1 gam tá dược về mặt thể tích khi đổ khuôn. Hay nói một cách khác HSTT thuận của 1 dược chất với 1 tá dược là lượng dược chất có thể tích bằng thể tích của 1 gam tá dược đó.
- HSTT nghịch (F=l/E) là lượng tá dược có thể tích bằng thể tích của 1 gam dược chất.
HSTT của các dược chất đối với bơ cacao đã được tính sẵn và ghi thành bảng, chúng ta chỉ việc tra bảng và tính lượng tá dược cần lấy (bảng 1).
Rp: Decmatol | 0,15g |
Ichtyol | 0,15g |
Bơ cacao vđ | 3,00g |
M.F. Sup D.t.d | N°10 |
Đơn thuốc trên cho lượng dược chất và tá dược của một viên yêu cầu điều chế 10 viên như vậy:
Khuôn thuốc 3 gam có nghĩa là khuôn chứa được 3 gam bơ cacao không có dược chất, nhưng ở đây khối lượng riêng của bơ cacao và dược chất khác nhau, bơ cacao có khối lượng riêng d= 0,95 còn decmatol có khối lượng riêng d=2,6. vấn đề đặt ra là phải tính xem lượng ichtyol và decmatol đã thay thế được bao nhiêu bơ cacao để tính chính xác lượng bơ cacao cần lấy.
Để thu được đủ 10 viên thuốc ta phải tính nguyên liệu dư 10% có nghĩa là tính nguyên phụ liệu cho 11 viên
Lượng decmatol cần lấy: 0,15 X 11 = l,65g
Lượng ichtyol cần lấy: 0,15×11 = l,65g
Chúng ta phải tính xem lượng bơ cacao cần lấy là bao nhiêu
Tra bảng chúng ta biết:
HSTT của decmatol vối bơ cacao E=2,7 và F=0,37 HSTT của ichtyol vối bơ cacao E = 1,1 và F=0,90
Bảng 1. Hệ số thay thế của một số dược chất với tá dược bơ cacao hoặc các tá dược béo có d=0,95
SỐ
T T |
Tên dược chất | Hệ số thay thế | |
E | F | ||
1 | Anlgin | 1,27 | 0,79 |
2 | Anestesin | 1,33 | 0,75 |
3 | Antipirin | 1,25 | 0,80 |
4 | Acid boric | 1,50 | 0,66 |
5 | Acid benzoic | 1,50 | 0,66 |
6 | Acid galic | 2,00 | 0,50 |
7 | Acid salicylic | 1,30 | 0,77 |
8 | Acid tanic | 1,60 | 0,63 |
9 | Bitmut carbonat | 4,50 | 0,22 |
10 | Bitmut salicylat | 4,50 | 0,22 |
11 | Bitmut galat basic | 2,70 | 0,37 |
12 | Bitmut nitrat basic | 6,00 | 0,16 |
13 | Bôm peru | 1,10 | 0,91 |
14 | Cao benladon | 1,30 | 0,77 |
15 | Cao opi | 1,40 | 0.70 |
16 | Chì acetat | 2,50 | 0,40 |
17 | Cloral hydrat | 1,50 | 0,67 |
18 | Cocain hydroclorid | 1,30 | 0,77 |
19 | Codein hydroclorid | 1 50 | 0,67 |
20 | Euphylin | 1,10 | 0,91 |
21 | Papaverin hydroclorid | 1,59 | 0,63 |
22 | Phenobarbital | 1,20 | 0,83 |
23 | Phenol | 0,90 | 1,1 |
24 | Iodoíorm | 4,00 | 0,25 |
25 | Kali clorid | 4,50 | 0,22 |
26 | Kali bromid | 1,00 | 1,00 |
27 | Kẽm oxid | 4,00 | 0,25 |
28 | Kẽm sulíat | 2,80 | 0,35 |
29 | Quinin sulfat | 1,00 | 1,00 |
30 | Lưu huỳnh kết tủa | 1,60 | 0,62 |
31 | Mentol | 0,70 | 1,40 |
32 | Moríìn hidroclorid | 1,60 | 0,62 |
33 | Natri bromid | 2,30 | 0,43 |
34 | Procain hvdroclorid | 1,20 | 0,83 |
35 | Resocxin | 1,40 | 0,71 |
36 | Santonin | 1,30 | 0,77 |
37 | Sulíanilamid | 1,70 | 0,60 |
38 | Sulffathiazon | 1,60 | 0,62 |
39 | Theobromin | 1,40 | 0,71 |
40 | Theophylin | 1,23 | 0,81 |
Dựa vào HSTT của các dược chất với bơ cacao để tính chính xác lượng bơ cacao cần lấy để điều chế đơn thuốc trên.
Có hai cách tính như sau:
+ Cách thứ nhất dựa vào HSTT thuận E
Như đã tra bảng HSTT ở trên
X = |
1,65.1
2,7 |
0,6g |
Có nghĩa là 2,7gam decmatol thay thế được 1 gam bơ cacao khi đổ khuôn. Vậy 1,65 gam decmatol thay thế được X gam bơ cacao khi đổ khuôn.
Tương tự như vậy 1,1 gam ichtyol thay thế được 1 gam bơ cacao
1,65 gam ichtyol thay thế được y gam bơ cacao
Vậy lượng bơ cacao cần lấy là: 3*. 11 – (0,6 + 1,5) = 30,9 gam + Cách thứ hai dựa vào HSTT nghịch F:
Như đã tra bảng HSTT ở trên
Có nghĩa là 1 gam decmatol thay thế được 0,36 gam bơ cacao khi đô khuôn, vậy 1,65 gam decmatol thay thế được X gam bơ ca caò khi đổ khuôn.Tương tự như vậy 1,1 gam ichtyol thay thế được 0,90 gam bơ cacao 1,65 gam ichtyol thay thế được y gam bơ cacao
Vậy lượng bơ cacao cần lấy là:
3.11-(0,6+l,5)=30,9 gam.
Người ta chỉ tính sẵn HSTT của các dược chất với bơ cacao. Khi đã biết HSTT của 1 dược chất của bơ cacao ta có thể tích được HSTT của dược chất đó với các tá dược khác theo biểu thức sau: |
Eo là HSTT của dược chất với tá dược khác Ej là HSTT của dược chất đó với bơ cacao dị là khối lượng riêng của bơ cacao đó là khối lượng riêng của tá dược khác
Ví dụ: Biết HSTT của decmatol vói bơ cacao là E=2,7 ta có thể tích được HSTT của decmatol với tá dược gelatin glycerin biết rằng khối lượng riêng của bơ cacao d=0,95 và khối lượng riêng của tá dược gelatin glycerin là d- 1,15.
Phối hợp dược chất vào tá dược và đổ khuôn:
-
Phối hợp dược chất vào tá dược:
Để phối hợp dược chất vào tá dược cần phải dựa vào tính chất của dược chất và tá dược mà sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp các phương pháp hòa tan, trộn đều đơn giản hoặc trộn đều nhũ hóa.
+ Đối với tá dược béo và tá dược nhũ hóa thường gặp 4 trường hợp sau:
- Trường hợp trong thành phần thuốc đặt có các dược chất dễ tan trong tá dược (cloral hydrat, anestesin…) hòa tan dược chất trong một phần tá dược đã đun chảy cách thủy, trộn với phần tá dược còn lại cho chảy đều.
- Trường hợp trong thành phần thuốc đặt có các dược chất ở thể lỏng phân cực hoặc dễ tan trong dung môi trơ phân cực (các loại bạc keo, novocain hydrochlorid ) .Hòa tan dược chất trong một lượng tối thiểu dung môi trơ phân cực, sau đó nhũ hóa dung dịch đó vào tá dược đã được đun chảy cách thủy. Nếu như tá dược không có khả năng nhũ hóa thì phải thay một phần tá dược bằng chất nhũ hóa thích hợp (cholesterol, alcol cetylic hoặc lanolin khan nước…).
- Trường hợp thuốc đặt chứa các dược chất không tan trong tá dược, cũng không tan trong nước (sulíamid, paracetamol, indometacin…): Nghiền được chất thành bột mịn, thêm một phần tá dược còn lại, cho hỗn hợp trên vào trộn đều.
- Trường hợp thuốc đặt có thành phần dược chất phức tạp, thì phải kết hợp một cách hợp lý các phương pháp hòa tan, nhũ hóa và trộn đều đơn giản để phối hợp được chất vào tá dược rồi đổ khuôn.
+ Đối với tá dược thân nước (tá dược gelatin glycerin…) ta cũng gặp các trường hợp tương tự như trên.
- Trường hợp thuốc đặt trong thành phần có các dược chất dễ tan trong nước (cao benladon, penicillin…). Hòa tan dược chất trong một lượng tối thiểu nước hoặc glycerin rồi phối hợp vào tá dược mới điều chế ở gần nhiệt độ đông đặc.
- Trường hợp trong thành phần có các dược chất không tan trong dung môi trơ không phân cực (progesterron. vitamin D2…): Hòa tan dược chất vào một lượng tối thiểu dầu thực vật sau đó trộn đều nhũ hóa vào hỗn hợp tá dược mới điều chế ở gần nhiệt độ đông đặc.
- Trường hợp trong thành phần có các dược chất không tan trong nước cũng không tan trong dầu (cloramphenicol. sulfatazon…): Nghiền nhỏ dược chất trong cối. thêm một phần glycerin hoặc nước nghiền thành bột nhão mịn, sau phối hợp vào tá dược mới điều chế ở gần nhiệt độ đông đặc trộn đều.
– Trường hợp thuốc đặt có thành phần dược chất phức tạp ta phải phối hợp một cách hợp lý các phương pháp hòa tan, trộn đều đơn giản và nhũ hóa để phối hợp được chất vào tá dược rồi đổ khuôn.
- Đổ khuôn:
Sau khi phối hợp được chất vào tá dược, phải chờ khối thuốc nguội đến gần nhiệt độ đông đặc mới đổ vào khuôn đã được tiệt khuẩn và bôi trơn. Với tá dược bơ cacao thường đổ khuôn ở khoảng 27-28°C, với tá dược gelatin glycerin thường đổ khuôn ở 37-38°C.
Phải đổ nhanh và liên tục để tránh hiện tượng tạo ngấn trên viên thuốc và phải đổ sao cho khối thuốc cao hơn bề mặt khuôn l-2mm, để khi thuốc đông rắn, viên thuốc không bị lõm đáy.
Sau khi đổ, khuôn phải được để ở nơi mát 5-10°C chờ cho thuốc đông rắn hoàn toàn, dùng dao gạt phần thuốc thừa ở trên, tháo khuôn để lấy viên thuốc ra ngoài. –