-
Contents
Định nghĩa
Nước thơm là những chế phẩm thu được bằng cách cất dược liệu hoặc bằng cách hòa tan tinh dầu trong nước. Nước thơm chứa những hoạt chất dễ bay hơi của dược liệu thực vật như tinh dầu, các acid bay hơi (izovalerianic, cyanhydnc,…).
Trong bào chế, nước thơm thường được dùng làm chất dẫn hoặc dung môi cho một số dược chất có mùi khó chịu. Chỉ một số nước thơm có tác dụng dược lý như nước thơm lá đào, nước thơm bạc hà, hạnh nhân đắng.
-
Kỹ thuật điều chế
Điều chế nước thơm thường dùng dược liệu tươi hoặc khô có chứa các hợp chất dễ bay hơi hoặc các tinh dầu.
Khi cất dược liệu tươi sẽ thu được thành phẩm trong và thơm. Nhưng đối với một số nước thơm (quế, đinh hương…) chỉ có thể thu được thành phẩm tốt khi sử dụng dược liệu khô.
Các chất bay hơi và tinh dầu thường có trong nhiều bộ phận khác nhau của thực vật nhưng hay gặp nhất là ở hoa, lá và vỏ. Cần phải thu hái dược liệu đúng lúc: Hoa nên thu hái lúc sắp nở, lá thu hái lúc cây sắp ra hoa hoặc chớm ra hoa, quả thu hái lúc bắt đầu chín, rễ căn hành thường được thu hái khi cây đã phát triển hoàn toàn.
Nếu điều chế nước thơm bằng cách hòa tan tinh dầu trong nước, phải dùng loại tinh dầu tốt, không dùng những loại tinh dầu đã để quá lâu, đã bị oxy hóa do ảnh hưởng của không khí và ánh sáng, đã bị biến màu và thay đổi mùi vị.
-
Phương pháp cất kéo bằng hơi nước
Để điều chế nước thơm từ các dược liệu mỏng manh (hoa, lá…) thường dùng phương pháp cất kéo bằng hơi nước. Dụng cụ cất kéo bằng hơi nước bao gồm bộ phận tạo hơi nước, bộ phận chứa dược liệu và bộ phận ngưng tụ nối liền với bình hứng. Hơi nước được dẫn từ bộ phận đun sôi, sục vào nước ngâm dược liệu, lôi cuốn các tinh dầu và chất thơm bay hơi sang bộ phận ngưng tụ để tạo thành nước thơm.
Phương pháp cất kéo bằng hơi nước có ưu điểm là dược liệu chỉ tiếp xúc với hơi nước, không tiếp xúc với đáy nồi đun, tránh được hiện tượng quá nóng làm hỏng dược liệu và làm nước thơm có mùi khét, cần chú ý là trước khi cất, dược liệu phải được chia nhỏ thích hợp (hoa. lá ở dạng bột thô; rễ, hạt, quả nghiên mịn vừa).
Ở quy mô lớn, nhất là đối với dược liệu rắn chắc, người ta dùng phương pháp cất trực tiếp. Dược liệu và nước được cho thẳng vào nồi đun. Để dược liệu khỏi tiếp xúc với đáy nồi, thường đặt vỉ hoặc sàng cách xa đáy nồi. Cũng có thể cho dược liệu vào giỏ để ngập trong nước. Đối với dược liệu rắn chắc, tiến hành ngâm dược liệu trong 24 giờ với nước rồi mới tiến hành cất.
Khi chế nước thơm bằng phương pháp cất, cần chú ý trong giai đoạn đầu, dược liệu còn chứa nhiều tinh dầu, nên chỉ đun nóng vừa phải, mặt khác bộ phận ngưng tụ phải đủ lạnh để tránh hao hụt tinh dầu. Nếu tiến hành cất quá nhanh, tỷ lệ tinh dầu trong thành phẩm sẽ thấp. Thường thường những phần nước thơm hứng được đầu tiên chứa nhiều hợp chất thân nước (aldehyd, alcol, các acid…) và có mùi thơm dễ chịu.
Nước thơm hứng được cần lắc kỹ, sau đó để yên và phần tinh dầu không tan (nếu có) bằng bình gạn. Lọc nước thơm qua giấy lọc hoặc bông đã thấm ướt với nước.
-
Phương pháp hòa tan tinh dầu trong nước
Vì nước thơm thu được bằng phương pháp cất thường khó bảo quản và công việc điều chế đòi hỏi nhiều thời gian nên người ta đã dùng các phương pháp hòa tan để điều chế nhanh chóng nước thơm.
Có thể điều chế nước thơm bằng cách pha loãng một dung dịch tinh dầu cồn với nước. Dung dịch tinh dầu cồn được pha chế theo công thức sau:
Tinh dầu 1 g
Ethanol 90° vđ. 100 ml
Muốn điều chế nước thơm, trộn 3 ml dung dịch trên với 97 ml nước cất, khuấy kỹ và lọc.
Một phương pháp điều chế khác là dùng chất trung gian để phân tán tinh dầu trong nước. Các chất trung gian thường dùng là: bột talc, kaolin, bột giấy lọc…
Tinh dầu 1 g
Nước cất vđ. 1000 ml
Bột talc 10 g
Nghiền trộn bột talc với tinh dầu. Sau đó thêm nước và khuấy lắc kỹ. Để yên 24 giờ, thỉnh thoảng khuấy. Sau đó lọc dung dịch qua giấy lọc đã thấm nước.
Hệ số tan của các tinh dầu trong nước là 0,05 tương ứng với nồng độ 0,5 g/1. Trong công thức trên phải dùng thừa tinh dầu vì nước chỉ hòa tan các phần thân nước mà rất ít hòa tan các phần sơ nước và các hydrocarbon kiểu terpen có mặt trong tinh dầu. ở đây, bột talc đóng vai trò chất gây phân tán. Nước thơm điều chế bằng phương pháp này thường không được trong do các tiểu phân tinh dầu hoặc bột talc qua giấy lọc. Gặp trường hợp này cần phải lọc lại chế phẩm. Nhược điểm của phương pháp là bột talc hấp phụ một lượng lớn tinh dầu.
Mặc dù nước thơm điều chế bằng phương pháp này không có mùi thơm dễ chịu như những chế phẩm thu được bằng phương pháp cất, nhiều Dược điển vẫn quy định dùng phương pháp này vì bảo đảm được nồng độ tinh dầu xác định và cho phép điều chế được từng lượng nhỏ nước thơm.
Tinh dầu Tween 20 Ethanol |
2,0 g
20,0 g |
200,0 ml |
Trong những năm gần đây, những chất diện hoạt kiểu Tween được dùng ngày càng nhiều để hòa tan tinh dầu trong nước khi điều chế nước thơm. Công thức nước thơm đi từ tinh dầu như sau:
Nước cất vđ. 1000,0 ml
Các thành phẩm điều chế với Tween làm chất trung gian hòa tan có mùi thơm mạnh hơn, nồng độ tinh dầu xác định và có thể bảo quản được lâu hơn.