Kiểm soát chất lượng, bảo quản nước thơm

Nước thơm thường trong, không màu, có mùi đặc biệt của dược liệu hoặc tinh dầu dùng để điều chế.

dung dịch nước thơm

Tỷ trọng của nước thơm xấp xỉ tỉ trọng của nước cất, pH trung tính hoặc hơi acid.

Trừ nước lá đào và nước cất quế có hoạt chất xác định, đa số các nước thơm khác chứa khoảng 0,03% tinh dầu. Định lượng tinh dầu bằng phương pháp chiết hoặc cất.

Khi chế nước thơm bằng phương pháp cất, cần chú ý trong giai đoạn đầu, dược liệu còn chứa nhiều tinh dầu, nên chỉ đun nóng vừa phải, mặt khác bộ phận ngưng tụ phải đủ lạnh để tránh hao hụt tinh dầu. Nếu tiến hành cất quá nhanh, tỷ lệ tinh dầu trong thành phẩm sẽ thấp. Thường thường những phần nước thơm hứng được đầu tiên chứa nhiều hợp chất thân nước (aldehyd, alcol, các acid…) và có mùi thơm dễ chịu.

Những yếu tố phân huỷ nước thơm là nhiệt độ, ánh sáng, không khí và vi khuẩn, nấm mốc. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, một phần tinh dầu có thể bay hơi, ánh sáng và không khí oxy hóa tinh dầu làm nước thơm có mùi khét và trở nên acid hơn. Vi khuẩn, nấm mốc phát triển trong nước thơm làm chế phẩm thay đổi mùi, vị, màu sắc.

Cần đựng nước thơm trong lọ thủy tinh màu, nút kín, để ở chỗ mát. Có thể thêm nipagin, tỷ lệ 0,05% để bảo quản.

bảo quản dung dịch nước thơm

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.