Nhóm tá dược thân dầu của thuốc mỡ

Hầu hết dầu, mỡ động, thực vật có bản chất là các este của glycerin với các acid béo no hoặc không no (các triglycerid). Do có đặc tính cấu tạo như vậy, nhóm tá dược này có một số ưu, nhược điểm như sau:

  • Ưu điểm: Dễ bắt dính da và hấp thu tốt lên da, dược chất dễ hấp thu. Một số trong nhóm này có khả năng hút nước nên thấm sâu.
  • Nhược điểm:

+ Trơn nhờn, kỵ nước, gây bẩn, khó rửa sạch, gây cản trở hoạt động sinh lý bình thường ở da.

+ Giải phóng hoạt chất chậm.

+ Dễ bị ôi khét do kết quả của phản ứng oxy hóa khử các acid béo không no dưới tác dụng của không khí, ẩm, men và các vết kim loại…Các sản phẩm của quá trình oxy hóa dầu mỡ (peroxyd, aldehyd, ceton) có mùi vị khó chịu, kích ứng da và niêm mạc, gây ra phản ứng với một số dược chất như các iodid, adrenalin, polyphenol…Vì vậy, khi sử dụng các tá dược này, thường cho thêm các chất chống oxy hóa như a-tocopherol, BHA, BHT, các alkyl galat.

          Dầu :

Hầu hết các dầu thực vật có thể chất lỏng sánh ở nhiệt độ thường rất dễ bị ôi khét và không dùng riêng làm tá dược thuốc mỡ. Thường dùng phối hợp với các tá dược mềm hoặc rắn để điều chỉnh thể chất, tăng tính thấm, để dễ nghiền mịn được chất rắn và làm tương dầu trong các tá dược nhũ tương.

  • Dầu cá (Oleum jecoris):Là dầu béo động vật duy nhất hay được dùng làm tá dược trong các dạng thuốc bôi, xoa ngoài da. Do có chứa một lượng khá lớn các vitamin A, D, dầu cá đặc biệt hay được dùng để chế các thuốc mỡ dùng bôi lên các vết bỏng, vết thương, vết loét nhằm tăng nhanh quá trình phát triển của tế bào, tái tạo tổ chức, làm cho vết bỏng, vết thương chóng lên da non.
  • Dầu lạc (Oleum arachidis): Dầu lạc là dầu thực vật được sử dụng nhiều nhất ở nước ta và ở nhiều nước khác trên thế giới làm dung môi và tá dược.                                                                                                                     Dầu lạc
  • Dầu vừng: Hay được dùng trong dạng thuốc bôi xoa ngoài da của đông y vị dầu vừng có tác dụng làm dịu da và niêm mạc tốt hơn các dầu thực vật khác.
  • Dầu thầu dầu (Oleum ricini): Thu được bằng cách ép nguội hạt thầu dầu. Khác với các dầu thực vật khác, dầu thầu dầu dễ hòa tan trong alcol ethyIic (L95° do có chứa một tỷ lệ lớn các glycerid của acid ricinoleic (một acid alcol). Mặt khác, do đồng tan và có khả năng hòa tan nhiều dược chất có tính sát khuẩn, vì vậy dầu thầu dầu hay được dùng trong các dạng thuốc dùng ngoài và mỹ phẩm (thuốc đánh móng tay, thuốc chải tóc…). Do có độ nhớt cao, khả năng làm bóng tốt, dầu thầu dầu là một trong những thành phần không thể thiếu được trong son môi.
  •   Mỡ                                                                                                                                                                                                                                                                                                                         mỡ lợn

Mỡ lợn (Adep suillus): Cấu tạo bởi khoảng 40% olein, 60% stearin và palmitin, khoảng 0,15% chất không xà phòng hóa (cấu tạo chủ yếu bởi cholesterol). Khi mới điều chế, mỡ lợn có pH khoảng gần trung tính, có tác dụng dịu đối với da và niêm mạc, có khả năng thấm cao nên hay được dùng trong các thuốc mỡ có yêu cầu gây tác dụng ở  hạ bì hoặc trên toàn thân.

Mỡ lợn thích hợp với nhiều loại dược chất, trừ các kiềm mạnh. Nó có khả năng nhũ hóa khoảng 12 – 15% nước, 20% glycerin, 5 – 10% cồn. Khả năng hút tăng lên khi phối hợp mỡ lợn với các chất có khả năng nhũ hóa mạnh. Chẳng hạn như: Khi thêm 5 -10% sáp ong, khả năng hút nước tăng lên gấp hai lần; với 5 – 15 % ỉanolin khan, tăng 3-10 lần; với 2% alcol cetylic hay 10% cholesterol hoặc 2% glycerin mono oleat, khả năng này tăng khoảng 30 lần.

Do mỡ lợn rất dễ bị ôi khét vì vậy người ta thường dùng mỡ lợn cánh kiến để bảo quản được lâu hơn. Mặc dù có một số ưu điểm như trên, nhưng ít khi dùng đơn độc mỡ lợn làm tá dược. Tùy theo điều kiện thời tiết và khí hậu người ta điều chỉnh thể chất của mỡ lợn bằng cách cho thêm 3-5% sáp ong.

              Sáp:

Sáp là những sản phẩm có nguồn gốc động, thực vật, thể chất dẻo hoặc rắn, cấu tạo chủ yếu bằng este phức tạp của các acid béo cao no và không no với các alcol béo cao và alcol thơm.

So với các dầu, mỡ: Sáp vững bền, ít bị biến chất, ôi khét hơn. Hay được phối hợp với các tá dược khác trong dạng thuốc mỡ nhằm mục đích điều chỉnh thể chất, tăng độ chảy, tăng khả năng hút nước và các chất lỏng phân cực khác.

  • Sáp ong (Cera adipis): Sáp ong cấu tạo chủ yếu bởi các este của các acid béo cao với các alcol béo cao.

sáp ong

Sáp ong hay được dùng phối hợp với các tá dược khác như: dầu, mỡ, vaselin nhằm mục đích làm tăng độ cứng, độ chảy, khả năng hút nước… của tá dược trên. Ngoài ra, sáp ong còn được dùng nhiều làm chất nhũ hóa phối hợp để tăng khả năng nhũ hóa và độ cứng của các tá dược nhũ tương. Trong các son môi, sáp giữ vai trò làm tá dược chính. Ngoài ra, sáp ong còn được dùng phối hợp làm tá dược cho thuốc đặt như phối hợp với bơ ca cao, dầu thực vật…

Trên thực tế, có hai loại sáp ong: Sáp vàng và sáp trắng. Loại trắng do đã được tẩy màu.

  • Spermaceti (Cetaceum, cetin): Là chất rắn màu trắng hoặc màu trắng ngà, óng ánh, sò nhờn tay, được lấy từ hốc đầu của loài cá voi Physeter macrocephalum nên còn được gọi là chất trắng cá voi.

Hiện nay, ít dùng loại tá dược này.

  • Lanolin (Adeps lanae): Còn gọi là sáp lông cừu vì có thành phần giống sáp và thu được bằng cách tinh chế các chất béo lấy từ nước giặt lông cừu. Lanolin được cấu tạo chủ yếu bởi các este của một số acid béo đặc biệt với các alcol béo cao và các alcol thơm có nhân steroid như cholesterol, dihydrocholesterol, lanosterol… Ngoài ra, lanolin còn chứa một tỷ lệ nhỏ các alcol béo cao và alcol thơm nói trên ở dạng tự do.

*      Thành phần cấu tạo của lanolin gần giống với bã nhờn vì vậy nó có tác dụng dịu với da và niêm mạc, có khả năng cao. Mặt khác, do có chứa các alcol sterolic (cholesterol và dẫn chất), lanolin có khả năng hút nước và các chất lỏng phân cực rất mạnh, tạo thành nhũ tương N/D. Chính vì vậy, có thể coi lanolin khan là một điển hình của nhóm tá dược khan (hay tá dược hút, nhũ hóa, hấp phụ).

Lanolin khan (lanolin anhydrous, lanolein) có khả năng hút từ 180 – 200% nước, 120 – 140% glycerin, 30 – 40% ethanol 70°.

Hỗn hợp gồm 95% vaselin và 5% lanolin khan có thể hút khoảng 80% nước; với 10% lanolin khan có thể hút 90% nước; với 50% lanolin khan có thể hút 220 – 230 % nước và 300% glycerin. Hỗn hợp gồm 90% mỡ lợn và 10% lanolin có thể hút 60 – 70% nước.

Các hỗn hợp trên được gọi là các tá dược hút hay tá dược nhũ hóa.

Tuy nhiên, lanolin cũng có một số nhược điểm sau:

  • Thể chất quá dẻo, dính vì vậy không sử dụng riêng lanolin làm tá

dược.

  • Dễ bị ôi khét trong quá trình bảo quản, nhất là khi có nước. Các sản phẩm của quá trình oxy hóa có thể gây ra tương kỵ với một số dược chất, gây kích ứng da và niêm mạc nơi bôi thuốc.

Ngoài lanolin khan, còn có lanolin ngậm nước (ỉanoỉinum hydrous) chứa 25 – 30 % nước. Loại này thể chất mềm giống vaselin, có khả năng nhũ hóa khoảng 100% nước, 60% glycerin.

Để khắc phục nhược điểm dễ bị ôi khét của lanolin, người ta dùng biện pháp hydrogen hóa được dùng ở nhiều nước với các tên quy ước như: Hydrolan, Hydeps, Lanocerin.A

I Lanolin hydrogen hóa có ưu điểm là bền vững, không dễ bị biến chất, ôi khét như lanolin và có khả năng hút nước cao hơn lanolin. Vì vậy, hay được dùng thay cho lanolin trong các tá dược hút và tá dược nhũ tương kiểu N/Dj

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*