Ở nhiều quốc gia phương Tây, đột tử do xơ vữa động mạch vành là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất làm bệnh nhân tử vong trong thời gian ngắn.
Bệnh nhân xơ vữa động mạch vành trong cuộc sống hàng ngày cần đặc biệt chú ý, tuyệt đối không thực hiện những hoạt động mạnh, không dùng lực quá mạnh và đột ngột, nếu không rất dễ gây đau tim, hoại tử cơ tim, nếu tình trạng nghiêm trọng còn có thể gây ra đột tử. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị triệt để có hiệu quả, tận gốc, mà chỉ có thể đưa ra những lưu ý trong cuộc sống hàng ngày. Sau đây là một vài biện pháp cụ thể:
- Tránh bị xúc động: Khi xúc động, huyết áp đột ngột tăng cao, cơ tim thiếu máu, dễ gây ra đột tử. Vì vậy, bệnh nhân nên tránh tâm trạng lo lắng, xúc động, nên tham gia các hoạt động giải trí để giải tỏa tâm trạng, loại bỏ ưu phiền.
- Bỏ thuốc lá: Theo y học lâm sàng, trong số những người bị đột tử do xơ vữa động mạch vành thì 21% là do hút thuốc. Kiểm nghiệm cho thấy, mỗi ngày một người hút 1 – 14 điếu thuốc thì tỷ lệ tử vong so với người không hút thuốc: 67%.
- Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định: Béo phì gây ra rất nhiều bệnh, đáng lo ngại nhất là mỡ tích trong cơ thể gây xơ vữa động mạch vành và gây đột tử. Vì vậy, bệnh nhân nên hạn chế hấp thụ năng lượng và mỡ vào cơ thể, duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải chính là cách phòng bệnh hiệu quả.
- Hoạt động vừa sức: Dựa vào các nghiên cứu khoa học, các chuyên gia cho biết những người thích vận động thì độ nguy hiểm của bệnh giảm 35 – 55% so với những người thích ngồi một chỗ. Tập luyện giúp tiêu hao lượng mỡ thừa và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi vận động, hô hấp tăng nhanh, làm cho cơ thể hấp thụ được nhiều khí oxy, cơ bắp co rút, tăng tuần hoàn máu làm cho lượng khí oxy và máu trong cơ thể đều tăng. Như vậy, khi vận động, tập luyện tay chân cũng chính là vận động tim, điều này rất có lợi cho quá trình hồi phục sức khỏe.
- Khống chế bệnh tật: Bệnh cao huyết áp, bệnh mỡ trong máu quá cao và bệnh tiểu đường làm tăng tính nguy hiểm cho bệnh xơ vữa động mạch vành. Đặc biệt, bệnh cao huyết áp có thể dẫn đến trúng phong đột ngột gây tử vong. Vì vậy, trong giai đoạn đầu của bệnh cao huyết áp, bệnh nhân nên điều trị tích cực để tránh tạo ra các triệu chứng bệnh mới và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Lượng mỡ trong máu cao cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh xơ vữa động mạch vành. Vì vậy, bệnh nhân nên ăn uống điều độ, hạn chế việc hấp thụ cholesterol, không ăn thịt mỡ, không uống rượu.
- Chống táo bón: Khi bệnh nhân bị táo bón, phải nín thở, dùng lực, làm cho áp lực trong bụng và tim tăng cao, lực co bóp của tim tăng, mạch nhanh, gây áp lực cho tim, dễ gây phát bệnh xơ vữa động mạch vành. Có nhiều bệnh nhân trong cuộc sống hàng ngày bệnh tình về cơ bản là ổn định, nhưng do bị táo bón mà làm bệnh xấu đi. Mỗi người có thể cần tự phòng tránh táo bón bằng các cách sau:
Chú ý vấn đề thực phẩm: Phân là bã của thức ăn và nước tạo thành, do vậy nếu trong cơ thể thiếu vitamin, chất xơ và nước sẽ gây ra táo bón. Trong cuộc sống hàng ngày, bệnh nhân cần ăn nhiều rau và hoa quả như rau hẹ, rau cần, dưa chuột, cà, táo và chuối… Những loại rau quả này có hiệu quả tốt trong việc tránh cho bệnh nhân bị táo bón. Vì trong rau xanh có nhiều chất xơ có lợi cho tiêu hóa. Những thực phẩm cay, thức ăn có nhiều dầu mỡ không thích hợp cho người bị bệnh xơ vữa động mạch vành.
- Không để cơ thể bị thiếu nước: Trong cuộc sống hàng ngày, nước là thứ không thể thiếu cho mỗi người. Mỗi ngày cần uống trên 2.000ml nước, nếu cơ thể bị thiếu nước thì dễ bị táo bón. Trong những ngày hè, thời tiết nóng bức, mồ hồi nhiều, bệnh nhân cần bổ sung nước kịp thời cho cơ thể. Mỗi ngày trước khi đi ngủ, bệnh nhân nên uống một ly nước.
- Nên xoa bụng thường xuyên: Xoa bụng giúp tăng nhu động của ruột, dạ dày, ngăn ngừa táo bón.
- Uống thuốc đầy đủ: Trước khi đi ngủ có thể dùng thuốc nước hay thuốc sắc để thúc đẩy tiêu hóa, thải vào sáng hôm sau. Đối với những bệnh nhân hay bị táo bón, trước khi đi đại tiện, nên dùng thuốc để đại tiện dễ dàng hơn.