Contents
Cholesterol là một loại lipid đơn giản có trong hầu hết thịt các loại động vật nhưng hoàn toàn không có trong các thực vật.
Cholesterol được phân lập đầu tiên từ sỏi mật năm 1789 và 26 năm sau được gọi tên là cholesterol.
Hơn hai thế kỷ qua, những nghiên cứu về chất này đã giành được nhiều giải Nobel khoa học. Cholesterol chính là tác nhân gây các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và bệnh xơ vữa động mạch vành.
Cholesterol có 2 nguồn gốc: 40% từ thức ăn gọi là cholesterol ngoại sinh; 60% do cơ thể tạo ra, đặc biệt là gan, được gọi là cholesterol nội sinh. Cholesterol được đào thải tự nhiên một phần qua gan, một phần qua phân.
Điều tra gần đây của Louis – Harris, người Pháp đã cho một ý tưởng khá đúng về cholesterol. Họ cho rằng, chúng ta, ai cũng có cholesterol trong cơ thể và lá gan là bộ phận chính đã tạo ra ra chất này từ thức ăn và can thiệp vào việc sản xuất ra các kích thích tố khác nhau, gan cũng bảo đảm việc chuyên chở các chất béo đến tất cả các mô. Tất cả các tế bào cơ thể đều có thể sản xuất ra cholesterol. Có 2 loại cholesterol:
Loại tốt, tức cholesterol tỷ trọng cao (HDL) được tổng hợp ở ruột non, có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol từ mô về gan, giúp hạn chế chất béo gây tắc nghẽn động mạch. Lượng HDL càng lớn thì nguy cơ xơ vữa động mạch càng thấp.
Loại xấu, tức cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), nếu lượng LDL càng lớn thì nguy cơ bị xơ vữa động mạch càng cao. Các tiểu thể LDL-C dễ bị oxy hóa tạo ra các gốc tự do dẫn đến tăng sinh cơ trơn thành mạch, ngưng tụ tiểu cầu, tạo các mảng bám vào thành động mạch gây hẹp hoặc có thể bịt kín lòng mạch rất nguy hiểm cho hệ tim -mạch.
Khi tỷ lệ LDL/HDL càng lớn thì nguy cơ tích tụ cholesterol ở thành mạch gây xơ vữa động mạch càng nhiều (do thiếu HDL nên cholesterol không được vận chuyển về gan). Nếu LDL/HDL > 5 thì nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch vành càng tăng.
1. Những nguy cơ về tim và não bộ
Cholesterol trong máu cao là một tác nhân nguy cơ chính gây xơ vữa động mạch. Sự tích tụ các mảng chất béo trên vách động mạch nuôi tim có thể dẫn đến suy tim (dạng nhồi máu cơ tim), chứng viêm động mạch chi dưới hay tai biến mạch máu não.
Xơ vữa động mạch trở thành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới nhất là tại các nước phương Tây. Ngày nay, theo số liệu đáng tin cậy, nó gây ra một trong những tai biến về tim và mạch máu não có thể dẫn đến đột quỵ, đột tử do ngưng tim. Khi mạch máu ngày càng bị nghẽn, lượng máu đến nuôi các mô càng ít đi gây ra triệu chứng đau thắt ngực vì cơ tim không nhận đủ dưỡng khí.
2. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng cholesterol huyết cao
- Gen di truyền: Thuộc về gia đình hoặc người cha và/hoặc người mẹ bị cholesterol huyết cao gia tăng vì những lý do chưa rõ, bản thân người con sẽ có nguy cơ bị lượng cholesterol tăng cao.
- Thể trọng: Trọng lượng cơ thể trên mức bình thường kết hợp vói việc ăn uống quá nhiều chất béo động vật phối hợp với việc ít vận động đã làm cho cholesterol huyết tăng cao. Ở những người mảnh mai và có chế độ dinh dưỡng quân bình, nhưng bị áp lực căng thẳng (stress) thì cũng bị tăng cholesterol.
- Tiểu đường loại 2: Trong chừng mực nào đó, nó có thể liên quan tới chứng tăng cholesterol huyết, vả lại, thuốc lá và cao huyết áp sẽ làm trầm trọng thêm tác dụng của cholesteurrol xấu, gây ra những bất lợi trên hệ mạch máu và não bộ.
3. Phương pháp giảm cholesterol
- Vận động thể chất và quy tắc thiết thực
Giáo sư Michel Krempf, nhà dinh dưỡng và nội tiết ở Nantes (Pháp) giải thích rằng: “Vận động hay tiết thực trước khi thực hiện phải tìm đến bác sỹ để được tham vấn và đo lượng cholesterol toàn phần. Trong một số trường hợp tích cực, một số phương pháp tiết thực tương đối đơn giản, kết hợp với việc ngưng hút thuốc lá và vận động cơ thể đều đặn (tập thể dục) có thể đủ làm giảm lượng cholesterol xấu và bảo vệ hệ mạch máu”.
Nếu trong 6 tháng đầu, tình trạng vẫn không có biến chuyển, khi đó cần khởi động trở lại cùng với những biện pháp thiết thực và lối sống điều độ, kết hợp với điều trị bằng thuốc để cân bằng lượng cholesterol. Chế độ tiết thực (ăn kiêng) giữ vai trò quan trọng nhất để làm giảm cholesterol xấu (LDL) giúp ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch vành, xơ vữa động mạch.
- Chế độ ăn giảm năng lượng để giúp giảm cân:
+ Giảm chất béo bằng cách tránh dùng mỡ hoặc phủ tạng động vật và thay bằng dầu thực vật (chứa nhiều acid béo chưa no như dầu đậu nành, dầu mè..), dùng chất đạm ít béo như cá thu, cá trích, cá mòi, thịt nạc, đậu phụ…
+ Hạn chế chất bột đường: Chỉ dùng 10 – 20g đường/ngày. Nên tăng cường dùng ngũ cốc, khoai.
+ Tăng cường thức ăn có nhiều chất chống oxy hóa, nhiều vitamin và chất xơ như rau xanh, trái cây.
4. Phải chú ý kiểm tra lượng cholesterol
Bệnh cholesterol huyết cao cũng như bệnh cao huyết áp là những sát thủ thầm lặng. Thông thường, người bệnh không biết mình có những yếu tố nguy hiểm cho tim cho đến khi triệu chứng xuất hiện. Khoảng 1/3 số người bị đứng tim rồi tử vong mà không có triệu chứng báo trước. Bệnh tim sinh ra xơ vữa động mạch vẫn là nguyên nhân số một về tử vong ở cả nam lẫn nữ. Chuẩn đoán và điều trị sớm những người có nguy cơ sẽ giảm được số tử vong hay tàn phế do bệnh.
Theo Michel Krempf, chuyên gia dinh dưỡng và nội tiết tại Nantes: “Nên bắt đầu kiểm tra lượng cholesterol vào năm 18 tuổi. Điều này giúp phát hiện despistage – một dạng ngẫu nhiên nặng về cholesterol huyết cao. Sau đó, tần suất kiểm tra nên tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe. Nếu người bị tiểu đường, cao huyết áp, hút thuốc lá hay có tiền sử gia đình bị nhồi máu cơ tim sớm, lần kiểm tra sau thời gian phải gần hơn so với người khỏe mạnh”.
Trong mọi trường hợp, nên kiểm tra đều đặn lượng cholesterol bắt đầu tuổi từ 45 ở nam giới và ngay thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ. Đó chính là giai đoạn có các nguy cơ cao về vấn đề mạch máu.