Một số ví dụ siro thuốc

  • Một số ví dụ siro thuốc
    • Contents

      Điều chế siro thuốc bằng cách hoà tan đường vào dung dịch dược chất

      Siro iodotanic (theo DĐVN I, tập I)

      Siro iodotanic

Iod 2g
Tanin 4 g
Nưốc cất 400 g
Đường trắng 600 g

 

Tán nhỏ iôt cho vào bình thủy tinh. Thêm tamin, nước theo số lượng đã ghi ở trên và 100 g đường. Đun cách thủy ở gần 60°c, thỉnh thoảng khuấy. Khi iôt đã tan hết và dung dịch không còn phản ứng với giấy hồ tinh bột, cho lượng đường còn lại vào bình và tiếp tục đun cách thủy cho tan hết đường.

Chế phẩm màu nâu đỏ, vị ngọt, săn.

Siro này có tỉ trọng 1,30 ở 20°c.

Có thể điều chế siro iodotanic theo công thức sau:                •

Iod 0,1 g
Kali iodid 0,1 g
Nước 1 g
Acid tanic 0,25 g
Glycerin 5 g
Siro gôm 25 g
Siro đơn vđ. 100 g

Hòa tan iôt và kali iôt trong nước và trộn với dung dịch tanin trong glycerin. Sau đó thêm siro gôm và 5 g siro đơn. Đun cách thủy hỗn hợp ở 60°c. Thỉnh thoảng khuấy cho đến khi 1ml hỗn hợp pha loãng với 10ml nước cất không còn cho phản ứng với hồ tinh bột. Thêm lượng siro đơn còn lại và trộn đều.

               Siro cánh kiến trắng (theo DĐVN I, tập I).

siro cánh kiến trắng

Cánh kiến trắng 30 g
Nước cất 500 ml
Dung dịch amoniac 1% 700 ml
Đường trắng 1800 g

 

Tán nhỏ cánh kiến trắng trong cối sứ, cho vào bát sứ có nắp, thêm 500 ml nước, đun cách thủy sôi trong 2 giờ liền, thỉnh thoảng khuấy bằng đũa thủy tinh. Để nguội gạn lấy nước và lọc qua vải thưa.

Thêm 500 ml dung dịch amoniac 1% vào, đun cách thủy sôi trong 1 giờ thỉnh thoảng khuấy. Để nguội, gạn nước, lọc qua vải thưa rồi tập trung vào dịch sắc đầu.

Chiết một lần nữa bằng 200 ml dung dịch amoniac 1% theo cách trên, cuối cùng đổ vào dịch sắc đã tập trung ở trên cho vừa đủ 1000 ml.

Thêm 1,8 kg đường vào 1000 ml dịch sắc, đậy kín, đun cách thủy, thỉnh thoảng khuấy cho tan hết rồi lọc qua vải. Siro thu được lỏng sánh, màu vàng hơi nâu, có thể hơi đục lò, mùi thơm cánh kiến trắng, thoảng mùi vani, vị ngọt.

Tỷ trọng ở 25°C: 1,298 – 1,32

              Siro sắt II sulfat (theo USP 23)

Sắt II sulfat 40 g
Acid citric 2,1 g
Cồn bạc hà 2 ml
Saccharose 825 g
Nước cất vđ. 1000 ml

Hòa tan sắt II sufat, acid citric, cồn bạc hà và 200 g saccharose trong 450ml nước, lọc dung dịch thu được. Hòa tan phần đường còn lại trong dịch lọc, thêm nước đủ 1000 ml (lọc lại siro nếu thấy cần thiết). Bảo quản trong lọ kín, tránh ánh

sáng.

              Siro loratadin 0,5%

Công thức : Loratadin                                    0,1  g

Propylen glycol                       7,2 g

Glycerin                                   18,0 g

Acid citric khan                        0,7 g

Natri benzoat                            0,1 g

Saccharose                                  54 g

Chất màu                                  vđ

Chất làm thơm                         vđ

Nước tinh khiết vđ. 100 ml

Là siro thuốc có tác dụng kháng histamin mạnh, tác dụng kéo dài, điều trị viêm mũi dị ứng, sổ mũi thời tiết, viêm da dị ứng, mày đay.

 

e. Siro terbulatin 0,3%

Công thức: Terbutalin sulfat 0,3 g
Glyceryl gaiacolat 13,3 g
Nipagin 0,9 g
Nipasol 0,2 g
Saccharose 600 g
Glycerin 125 g
Natri dihydro phosphat 1,2 g
Acid citric khan 1,2 g
Chất thơm
Nước tinh khiết vđ. 1000 ml
Là siro thuốc được chỉ định điều trị hen phế quản, viêm phế quản, khí phế thũng và các bệnh phổi khác có kèm co thắt.

2.5.2. Điều chế siro thuốc bằng cách hòa tan dược chất, dung dịch dược chất vào siro đơn

 

 

a. Siro cloral (theo DĐVN I, tập I)

 

Công thức: Cloral hydrat kết tinh

5,0 g
Nước 4,5 g
Cồn bạc hà 0,5 g
Siro đơn 90,0 g
Hòa tan cloral hydrat trong nước, thêm cồn bạc hà, siro đơn, khuấy đều.
Chất lỏng sánh, không màu, mùi bạc hà, vị ngọt, hơi đắng. Tỷ trọng khoảng 1,306 1,314.

 Siro Brocan (52 TCN – 217 – 87)

 

Công thức: Calci bromid

2,25 g
Cloral hydrat 0,39 g
Siro đơn vđ. 100,0 g
Có tác dụng an thần, gây ngủ c. Siro dextromethophan 0,3%
Công thức : Dextromethophan hydrobromid 0,30 g
Nipagin 0,045 g
Nipasol 0,029 g
Ethanol 0,250 g

 

Dung dịch glucose 60% 100,00 g
NaOH vđ. pH 4,75
Chất thơm
Nước tinh khiết vđ. 100 ml
Thuốc có tác dụng dịu ho không gây nghiện thay cho codein và các chứa morphin gây nghiện. chế phẩm

d. Siro bromhexidin

Công thức : Bromhexidin hydroclorid 0,08 g
Carboxymethyl cellulose 0,35 g
Glycerin 2g
Acid benzoic 0,1 g
Propylen glycol 5 g
Natri saccharin 0,03 g
Natri cyclamat 0,3 g
Acid tartric 0,16 g
Dung dịch sorbitol 70% 25,8 g
Ethanol 2,7 ml
Chất màu, chất thơm vđ. Nước tinh khiết vđ. 100 ml
Là siro thuốc có tác dụng tiêu chất nhầy, chỉ định điều trị viêm thanh quản kèm hen,…

2.5.3. Siro dùng cho người bệnh tiểu đường

Những người bị bệnh tiểu đường không được phép dùng đường. Để vẫn có thể cho người bệnh sử dụng một số thuốc dưới dạng siro, người ta đã thay siro đơn điều chế từ đường saccharose bằng siro có công thức như sau:
Natri carboxymethyl cellulose 1 g
Nipagin 0,2 g
Saccharin 0,2 g
Ethanol 2 ml
Nước vđ. 100 g

 

Hòa tan nipagin và saccharin trong ethanol. Rắc natri carboxymethyl cellulose lên mặt nước, thỉnh thoảng khuấy cho đến khi hòa tan hoàn toàn. Thêm dung dịch nipagin và saccharin trong ethanol. Trộn đều.

Chất lỏng sánh, không màu, vị giống siro đơn.

siro dành cho người bệnh tiểu đường

 

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.